VnReview
Hà Nội

Đặt chân lên mặt trăng có phải là nhiệm vụ thật sự của Apollo 11?

Đã gần 50 năm kể từ khi Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Nhiệm vụ của Apollo 11 là một bước ngoặt trong lịch sử thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng. Nhưng thật sự chuyện gì đã xảy ra và lý do là gì?

Tại sao Mỹ muốn chinh phục Mặt Trăng?

Cuộc đua chinh phục vũ trụ đã bắt đầu diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô trước đây kể từ khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik lần đầu tiên vào vũ trụ.

Khi John F Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ năm 1961, nhiều người Mỹ tin rằng họ sẽ thua trong cuộc đua công nghệ vũ trụ này trước Liên Xô.

Nhiệm vụ được thực hiện bởi các phi hành gia Liên Xô gồm Yuri Gagarin và Valentina Tereshkova, người phụ nữa đầu tiên vào vũ trụ, đã làm Mỹ lo lắng.

Cũng trong cùng năm, Liên Xô đã thực hiện thành công việc đưa con người vào vũ trụ.

Mỹ đã hạ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đưa người vào vũ trụ và đến năm 1962, Kennedy đã có một phát biểu nổi tiếng: "Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng!"

Cuộc đua chinh phục không gian tiếp tục diễn ra sau đó, đến năm 1965, Liên Xô đã cho một thiết bị không người lái hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng.

Mỹ đã chuẩn bị như thế nào cho nhiệm vụ này?

NASA, cơ quang hàng không vũ trụ Mỹ, đã dành nguồn lực khổng lồ cho chương trình mang tên Apollo. Khoảng 400 nghìn người đã làm việc trong chương trình Apollo, tiêu tốn khoảng 25 tỉ đô la.

Tên lửa Saturn V được phóng đi

Ba phi hành gia được chọn cho nhiệm vụ Apollo 11 là Buzz Aldrin, Neil Aramstrong và Michael Coollins.

Tên lửa Saturn V mang theo đơn vị điều khiển (Command and Service Module – CSM) và đơn vị Mặt Trăng (Lunar Module – LM) để đáp xuống Mặt Trăng.

Kế hoạch là sử dụng quỹ đạo của Trái Đất để vào quỹ đạo Mặt Trăng, sau đó Armstrong và Aldrin sẽ vào đơn vị Mặt Trăng. Họ sẽ đáp xuống Mặt Trăng, trong khi đó Collins sẽ ở lại đơn vị điều khiển Apollo.

Liệu có sự cố gì hay không?

Phi hành đoàn đầu tiên thử nghiệm bay vào quỹ đạo là Apollo 1 vào năm 1967.

Đơn vị Mặt Trăng khi nhìn từ đơn vị điều khiển

Nhưng thảm họa đã xảy ra trong quá trình kiểm tra ngay trước giờ bay, lửa bén vào trong khoang điều khiển và giết chết ba phi hành gia.

Các chuyến bay có người lái sau đó bị hoãn nhiều tháng liền.

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, Apollo 11 gặp phải ba sự cố liên lạc với đơn vị điều khiển trên mặt đất. Âm thanh báo động, mà phi hành đoàn chưa từng gặp phải, đã vang lên trên máy tính.

Cuối cùng, các phi hành gia vẫn có thể đáp xuống Mặt Trăng tại khu vực đáp dự kiến.

Những bước đi đầu tiên trên Mặt Trăng

Dù có một vài sự cố, những sau 110 giờ đồng hồ kể từ khi rời Trái Đất, ngày 20/7, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Sau đó 20 phút, Buzz Aldrin cũng đã nối bước ông.

Phát biểu của Armstrong được phát trên toàn thế giới qua TV đã trở thành lịch sử: "Đây là bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".

Hai phi hành gia đã dành 2 giờ đồng hồ ngoài đơn bị Mặt Trăng để thu thập mẫu bề mặt, chụp ảnh và tiến hành một vài thí nghiệm khoa học.

Sau khi khám phá Mặt Trăng, đơn vị Mặt Trăng đã trở về đơn vị điều khiển thành công.

Ba phi hành gia sau khi được đưa về từ Thái Bình Dương

Sau đó toàn bộ phi hành đoàn trở về Trái Đất và đáp xuống Thái Bình Dương vào ngày 24/7.

Theo thống kê, có khoảng 650 triệu người trên toàn thế giới đã theo dõi những bước chân đầu tiên trên Mặt Trăng. Vinh quang này đã giúp Mỹ phô diễn sức mạnh trước thế giới

Sự kiện này cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tinh thần quốc gia dân tộc ở cuối thế kỷ 20 đầy biến động. Tổng thống Kennedy bị ám sát, bạo loạn chủng tộc ở các thành phố lớn và cuộc chiến vô nghĩa tại Việt Nam.

Làm sao chúng ta biết đó không phải là dàn dựng?

Tính đến cuối năm 1972, Mỹ đã tiến hành tổng cộng 6 phi vụ đưa con người lên Mặt Trăng, nhưng cho đến nay, vẫn có những thuyết âm mưu cho rằng sự kiện Apollo 11 là dàn dựng.

Từ năm 2009, NASA đã triển khai một tàu thám hiểm bay quanh Mặt Trăng. Nó đã gửi về những tấm ảnh có độ phân giải cao, trong đó có thể nhận thấy được những dấu hiệu khám phá bề mặt Mặt Trăng như dấu chân và vết bánh xe.

Cả nước Mỹ ăn mừng sau sự kiện đặt chân lên Mặt Trăng

Đồng thời, cũng có những bằng chứng địa chất học từ các mẫu đất đá mang về từ Mặt Trăng.

Mục đích của việc chinh phục Mặt Trăng là gì?

Đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đã đặt chân lên Mặt Trăng.

Sally Ride (ngoài cùng bên trái) nữ phi hành gia Mỹ đầu tiên vào vũ trụ - chụp cùng các phi hành gia Judith Resnik, Anna Fisher, Kathryn Sullivan và Rhea Seddon

Tuy nhiên, Nga, Nhật, Trung Quốc, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu và Ấn Độ cũng đã phóng thành công các tàu thăm dò lên quỹ đạo hoặc đưa các phương tiện không người lái lên bề mặt Mặt Trăng.

Các nước tiến hành khám phá Mặt Trăng nhằm thể hiện tiềm năng công nghệ của họ. Ngoài ra, còn có lý do khác như tìm kiếm và khai thác tài nguyên.

Băng được tìm thấy ở cả hai mặt của Mặt Trăng, nhờ đó các tàu thám hiểm có thể tiến sâu hơn vào không gian nhờ vào lượng hidro và oxy từ băng có thể dùng làm nhiên liệu tên lửa.

Một số còn cho rằng có thể khai thác được vàng, platinum và kim loại hiếm trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có thể dễ dàng khai thác được những tài nguyên này hay không.

Minh Bảo theo BBC

Chủ đề khác