VnReview
Hà Nội

Tàu vũ trụ Apollo không có toilet, các phi hành giải quyết “nỗi buồn” như thế nào?

Thắc mắc này cũng là của chung nhiều người khi nhắc đến sứ mệnh Apollo cách đây hàng chục năm.

Những phi hành gia như Neil Armstrong và Buzz Aldrin có thể là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng sau khi tàu Apollo 11 hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng cách đây 50 năm trước, vào ngày 20/7/1969. Bên cạnh những khó khăn về hành trình và việc thích nghi với môi trường ngoài Trái Đất, họ còn phải làm quen với việc không có…;nhà vệ sinh trên tàu vũ trụ.

Theo Business Insider, các kỹ sư của NASA đã rất bận rộn để phát triển tàu vũ trụ và tìm cách đưa con tàu vào đúng quỹ đạo của Mặt Trăng. Nhưng có lẽ vì quá mải mê tìm cách đưa con người lên Mặt Trăng mà các kỹ sư đã quên mất việc chế tạo nhà vệ sinh trong tàu vũ trụ thuộc sứ mệnh Apollo 11.

Trên thực tế nhà vệ sinh đầu tiên chỉ được lắp đặt trên một con tàu vũ trụ vào những năm 1980. Một báo cáo của NASA liên quan đến các sứ mệnh Apollo chỉ ra, việc đại tiện và tiểu tiện ngoài vũ trụ là một điểm khó chịu trong các chuyến du hành không gian có người lái. Trong sứ mệnh Apollo 11, cũng như các sứ mệnh khác, phi hành gia phải vật lộn với việc vệ sinh cá nhân và lưu trữ chất thải.

Để đi tiểu, các phi hành sẽ phải sử dụng một thứ trông giống như bao cao su và nó được thay thế hàng ngày. Nó được móc vào một cái túi có vòi ngắn. Đáng tiếc là không có hệ thống hứng nước tiểu cho các phi hành gia nữ vì thời điểm này, đa số các phi hành gia tham gia sứ mệnh Apollo đều là nam giới.

Dụng cụ đi tiểu của phi hành gia thuộc sứ mệnh Apollo 11

Trong các sứ mệnh Apollo, các phi hành gia sẽ đi tiểu vào trong một hệ thống ống, phần đầu là một lớp cao su mỏng. Hệ thống này được gắn trực tiếp vào một chiếc túi đựng. Cỗ máy giúp "xả cống" cho phi hành gia này không hỗ trợ cho phụ nữ.

Đó là với nước tiểu nhưng còn với phân, mọi thứ chẳng hề tốt hơn.

Trong trường hợp không có hệ thống giúp loại bỏ phân khỏi cơ thể, một hệ thống đặc biệt sẽ được sử dụng để thu thập phân trên các chuyến bay lên vũ trụ. Thiết bị là một dạng túi nhựa được dán vào mông của phi hành gia để thu phân.

Túi chứa phân khi "đi nặng" của phi hành gia

Túi phân đặc biệt đi kèm với một ngăn đựng giấy vệ sinh và cơ chế đặc biệt giúp chiếc túi có thể định vị ổn định trên mông của phi hành gia trong lúc họ đang vệ sinh. Thế nhưng khó để chế tạo một chiếc túi được gắn chính xác vào bên trong bộ đồ vũ trụ. Tất nhiên túi vệ sinh này sẽ được vứt đi nhưng không phải ở môi trường không gian mà là khi các phi hành gia trở lại Trái Đất.

NASA yêu cầu các phi hành gia phải mang tất cả túi chứa phân và nước tiểu về Trái Đất để kiểm tra. Vì vậy sau mỗi sứ mệnh Apollo, phi hành đoàn đều phải niêm phong, thậm chí dùng một số loại thuốc diệt khuẩn để bảo quản chúng trước khi mang về Trái Đất.

Ước tính toàn bộ quá trình đi vệ sinh của  một phi hành gia Apollo mất khoảng 45 phút.

Nhìn chung hệ thống quản lý chất thải của các sứ mệnh Apollo chỉ dừng ở mức tạm ổn, nhìn từ quan điểm kỹ thuật. Tuy nhiên nhìn từ quan điểm của mỗi phi hành gia, việc phải đi vệ sinh trong các túi như vậy quả thực rất bất tiện, tốn thời gian và gây nặng mùi. Đó là lý do các phi hành gia thường phải uống thuốc nhuận tràng trước khi đi vệ sinh hoặc uống thuốc để ruột của họ hoạt động chậm hơn.

Nhưng đó là khi các phi hành gia giải quyết "nỗi buồn" trong lúc chưa mặc đồ bảo hộ. Trong trường hợp phải mặc bộ đồ vũ trụ, họ phải cần tới một thứ gọi là tã để ngăn chặn phân và nước tiểu trào ra.

Một loại tã đặc biệt giúp ngăn "tràn bờ đê" cho các phi hành gia

Không rõ liệu Aldrin và Amstrong, hai phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 11 năm ấy có trải qua cảm giác khó tả khi đi vệ sinh trong chuyến hành trình kéo dài suốt 21 giờ 36 phút hay không?

Buzz Aldrin chia sẻ trước đám đông tại Newseum nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày hạ cánh xuống Mặt Trăng, ông nói: "Vũ trụ ngoài kia thật cô đơn. Còn tôi thì tè ra quần rồi".

Ít ai biết rằng, hai phi hành gia ghi dấu chân đầu tiên trên Mặt Trăng lúc ấy đang mặc tã trong lúc thực hiện "bước nhảy vọt khổng lồ".

Mai Huyền theo Business Insider

Chủ đề khác