VnReview
Hà Nội

6 tai nạn này suýt làm hỏng sứ mệnh lên mặt trăng của tàu Apollo 11

Nhiệm vụ lên mặt trăng của tàu Apollo 11 là một trong những chiến công đáng kinh ngạc nhất của nhân loại, nhưng nó đã suýt chút nữa không xảy ra. Nó gần như bị "trật khỏi đường ray" bởi thảm họa và một vài khoảnh khắc gây đau tim.

Những tai nạn khác xảy ra trong nhiệm vụ năm 1969 thậm chí có thể khiến các phi hành gia phải hy sinh mạng sống (Trong trường hợp điều đó xảy ra, Tổng thống Richard Nixon đã có sẵn bài phát biểu trước quốc gia).

Dưới đây là 6 tai nạn gần như đã cản trở sứ mệnh lên mặt trăng của tàu Apollo 11. Nhưng nhờ vào sự nỗ lực, khéo léo và kế hoạch của NASA, không có tai họa nào trong số này ngăn được các phi hành gia đặt chân lên mặt trăng và làm nên lịch sử nhân loại.

1. Hỏa hoạn tàu Apollo 1

Vào ngày 27/1/1967, một ngọn lửa đã bùng cháy trong mô đun chỉ huy Apollo 1 trong một cuộc thử nghiệm phóng. Cuộc hỏa hoạn đã cướp đi mạng sống của cả ba phi hành gia bên trong: Roger Chaffee, Ed White và Virgil "Gus" Grissom.

Một cuộc điều tra sau đó đã phát hiện ra rằng một tia lửa bị rò, có khả năng từ dây điện bị hỏng và nó đã gây ra vụ cháy. Môi trường oxy tinh khiết và dễ cháy trong mô đun càng làm cho đám cháy lớn hơn. Và các phi hành gia không thể trốn thoát, bởi vì áp lực từ ngọn lửa lớn đến mức các phi hành gia không thể kéo cánh cửa hầm mở ra.

"Ngọn lửa vừa đe dọa sứ mệnh Apollo 11 vừa khiến nhiệm vụ trở nên khả thi", Robert Pearlman, nhà sử học vũ trụ Hoa Kỳ, đồng thời là người sáng lập và biên tập viên của collSpace nói. "Nó đã giúp chương trình thiết lập lại trong một năm; họ đã không bay trở lại cho đến năm 1968. Nhưng nó cũng cho NASA cơ hội nhìn nhận và suy nghĩ lại về các sự ưu tiên".

2. Neil Armstrong suýt chết

Phi hành gia Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng đã suýt chết chỉ hơn một năm trước khi phóng tàu vào tháng 7/1969. Vào ngày 6/5/1968, ông đang lái chiếc máy bay nghiên cứu hạ cánh trên mặt trăng (mô phỏng cuộc hạ cánh lên mặt trăng). Trong chuyến bay tại Houston nhiên liệu đã bị rò rỉ, khiến ông mất quyền điều khiển chiếc máy bay.

Khi máy bay rơi bay thẳng xuống đất, Armstrong đã tự mình thoát ra và nhảy dù xuống từ độ cao khoảng 9m so với mặt đất. Chiếc máy bay thử nghiệm đã phát nổ và bốc cháy như một quả cầu lửa khi nó chạm đất. Thật may mắn là Armstrong đã thoát chết trong tích tắc.

3. Báo động bất ngờ

Ngay khi Apollo 11 đang chuẩn bị hạ cánh trên mặt trăng, các phi hành gia trên tàu gồm Armstrong, Edwin "Buzz" Aldrin và Michael Collins đã thấy máy tính điều hướng của họ nháy đèn báo động 1202, điều đó có nghĩa là có gì đó không ổn.

Pearlman cho biết các phi hành gia không nhớ tất cả các mã báo động, vì vậy họ đã xuống đài kiểm soát nhiệm vụ để xác định xem có cần hủy bỏ hạ cánh hay không.

May mắn thay, trung tâm điều khiển chuyến bay đã kiểm tra tất cả các mã trong quá trình mô phỏng trên Trái đất. Báo động đặc biệt này báo hiệu tình trạng máy tính quá tải, nhưng miễn là báo động được xóa thì sẽ không vẫn đề gì. Sau đó cũng có báo động tương tự xảy ra nhưng nhiệm vụ vẫn được tiến hành.

"Điều này xảy ra là do có quá nhiều lệnh được tải vào máy tính và nó đã hết bộ nhớ", Pearlman nói với Live Science. "Đó là lời cảnh báo rằng nó không có khả năng tính toán toàn bộ những gì cần phải tính. Nhưng không sao vì máy tính có thể loại bỏ những quy trình không cần thiết, sắp xếp được thứ gì quan trọng nhất".

4. Nhiên liệu thấp

Khi các phi hành gia tàu Apollo 11 đến gần mặt trăng, đã có một chút chậm trễ khiến họ phải bỏ lỡ điểm hạ cánh được chỉ định trong Biển yên bình (Sea of Tranquility).

Người chỉ huy nhiệm vụ Armstrong nhận ra rằng tàu vũ trụ đang rơi xuống một khu vực có các miệng hố và tảng đá lớn. Vì vậy, "anh ta đã chuyển sang điều khiển thủ công, đi vòng qua một miệng núi lửa lớn và lái xe qua những tảng đá để tìm một khu vực trống trong Biển yên bình để họ có thể xuống an toàn", Pearlman nói.

Trong lúc đó, tàu đang cạn kiệt nhiên liệu và điều đó có nghĩa là có khả năng các phi hành gia sẽ phải hủy bỏ nhiệm vụ. "Nhưng nó cũng giống như khi bạn lái chiếc xe của mình. Bạn biết rằng ngay cả khi vạch nhiên liệu ở mức đỏ thì bạn cũng có thể lái xe thêm 32 km nữa", Pearlman nói.

Ông ấy nói thêm,"Nhưng lượng nhiên liệu khi hạ cánh ít hơn mong muốn của phi hành đoàn".

5. Công tắc bị hỏng

Cuối cùng, phi hành đoàn đã hạ cánh. Armstrong và Aldrin lên đồ cho những bước chân đầu tiên đặt lên mặt trăng. Nhưng khi họ đang đeo ba lô thiết bị tự lập sinh tồn thì họ đã vô tình đánh bật đầu một thiết bị ngắt mạch. Nó kiểm soát năng lượng chạy đến một động cơ bay lên - động cơ này sẽ làm họ nổ tung khỏi mặt trăng.

Khi các phi hành gia nhìn thấy sự cố, họ đã báo động trạm điều khiển mặt đất để tìm ra giải pháp khi họ đang thực hiện "moonwalk". Tuy nhiên, Aldrin đã tự mình giải quyết vấn đề sau khi họ trở lại tàu.

"Aldrin, là một kỹ sư, anh ta nhìn vào lỗ mở nơi ngắt mạch và nhận ra rằng nếu anh ta có thể nhét thứ gì vào đó, anh ta có thể ấn cái nút bị vỡ ra," Pearlman nói. Và cây bút đánh dấu đã giúp anh ấy làm điều đó. Với cây bút, Aldrin;"đã có thể nhấn cầu dao vào, đóng nó lại và từ mặt đất, họ có thể nói từ xa rằng nó đã thành công", Pearlman nói.

6. Thời tiết mưa bão

Một cơn bão đã ngăn phi hành đoàn Apollo 11 hạ cánh tại địa điểm được chỉ định ở Thái Bình Dương. Các phi hành gia chỉ đơn giản là được hướng đến một địa điểm khác cũng ở đại dương đó, nhưng sẽ họ ở rất xa con tàu cứu hộ USS Hornet và phải chờ để được đón.

Do đó,"không có cảnh quay trên TV hay phim nào về Apollo 11, vì không có ai ở đó để xem", Pearlman nói.

Zenda

Chủ đề khác