VnReview
Hà Nội

Khả năng tạo ra và điều khiển lửa bằng tâm trí (pyrokinesis) có phải là hư cấu?

Khi được hỏi nếu muốn sở hữu một siêu năng lực thì hầu hết mọi người chọn lựa chọn an toàn như năng lực bay hoặc vô hình. Cũng dễ hiểu thôi, bởi các năng lực như pyrokinesis (kiểm soát lửa) luôn "lợi bất cập hại".

Cụ thể, ngoài việc hữu ích khi đi cắm trại, năng lực tạo ra lửa sẽ phải bị hạn chế. Hơn nữa, người sở hữu năng lực sẽ rất mệt mỏi khi phải làm thay vai trò lính cứu hỏa, liên tục sử dụng năng lực để dập đám cháy ở các căn hộ hay khu rừng. Do đó, cùng với các nguyên nhân khác, chúng ta rất may mắn khi hiện tượng pyrokinesis không có thật.

Thế nhưng, liệu hiện tượng pyrokinesis có hoàn toàn là hư cấu? Tất nhiên câu hỏi đặt ra ở đây sẽ không lấy nguồn từ truyền thuyết đô thị hay vài ba tin đồn. Cụ thể, theo nguồn GMA, một bé gái ở Philippines được cho là có thể dự đoán các vụ hỏa hoạn và tạo ra đám cháy chỉ bằng việc nhắc đến lửa. Sau đó, báo Thanh Niên đưa tin một bé gái 11 tuổi ở Việt Nam đã đốt rất nhiều thứ mà không trực tiếp đụng đến bất kỳ vật dụng tạo ra lửa. Bố mẹ bé gái đã bất lực trước hiện tượng kỳ lạ này và phải cầu cứu sự giúp đỡ.

Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều kết luận rằng năng lực pyrokinesis không xảy ra ngoài đời thật. Các trường hợp được nhắc đến ở trên không phải là do năng lực con người tạo ra lửa chỉ bằng tâm trí. Để giải thích điều này, bộ não của chúng ta không tạo ra đủ năng lượng để đốt cháy bất kỳ đối tượng nào. Từ trước đến nay, rất nhiều giả thuyết về năng lực kiểm soát lửa bằng suy nghĩ bắt đầu được đặt ra từ các nhà văn. Theo nguồn Wolff, cho dù bậc thầy của những câu chuyện;kinh dị Stephen King chính là người sáng tạo ra thuật ngữ "pyrokinesis" khi viết tác phẩm hư cấu "Firestarter" vào năm 1980, nhưng ngay cả nhà văn Charles Dickens cũng khiến độc giả tin rằng nhân vật của ông đã chết do cơ thể tự bốc cháy sau một đêm say rượu.

Một số người suy đoán hạt hạ nguyên tử pyrotron chính là nguyên nhân gây ra pyrokinesis, và thậm chí là hiện tượng cơ thể tự bốc cháy. Theo nguồn Wolff Arnold, những người này đặt ra giả thuyết rằng nguyên tố pyrotron đi qua các nguyên tử của một đối tượng, và nếu xảy ra va chạm với hạt quark (các hạt nhỏ tạo thành proton và neutron), về cơ bản sẽ có vụ nổ xảy ra ở trong cơ thể con người và gây ra hỏa hoạn từ bên trong đối tượng.

Tuy nhiên, giả thuyết ở trên chưa được kiểm chứng một lần nào cả. Cụ thể, chưa có nhà khoa học nào từng soi ra hạt quark bằng kính hiển vi; chúng ta chỉ biết hạt quark tồn tại do nhiều hạt vật lý được hình thành từ các nhỏ hơn. Vì vậy, việc quan sát sự va chạm giữa hạt quark và các yếu tố khác lại càng là điều không tưởng. Hơn nữa, vấn đề thứ hai ở đây là hạt pyrotron thực chất không tồn tại. Chưa từng có ai chứng minh một loại hạt hạ nguyên tử có thể giải thích hiện tượng một số người điều khiển lửa chỉ bằng ý nghĩ. Với hai lý do này, các nhà khoa học kết luận hiện tượng pyrokinesis sẽ không bao giờ xảy ra trên thực tế.

D.N

Chủ đề khác