VnReview
Hà Nội

Tại sao thời 4.0 mà Hải quân Mỹ vẫn dùng cách truyền tin thời Thế chiến II?

Giữa một thế giới ngày càng hiện đại như ngày nay, hóa ra phương pháp truyền tin hiệu quả nhất lại bắt nguồn từ những cách truyền thống và lâu đời.

Hải quân Mỹ dự đoán trong tương khi kẻ thù sử dụng công nghệ cao để đọc các mệnh lệnh, thông tin liên lạc tác chiến. Đó là lý do hải quân Mỹ đang tính sẽ sử dụng các phương pháp đặc biệt để chống hack và nghe lén thông tin giữa các tàu.

Nhưng hóa ra phương pháp đặc biệt đó lại chính là một túi đậu. Những chiếc túi đậu khá năng với thông điệp được đặt bên trong sẽ được gửi giữa các con tàu bằng trực thăng.

Giả sử một cuộc chiến xảy ra trong tương lai, đối thủ am hiểu về công nghệ có thể dễ dàng đột nhập vào hệ thống bảo mật tối tân và đánh cắp những thông tin liên lạc quan trọng. Những tin báo đã được mã hóa, liên lạc thông qua giọng nói hay truyền mệnh lệnh trực tiếp qua video,…tất cả đều có thể bị chặn lại và giải mã dễ dàng.

Theo Popularmechanics, đây là một nguy cơ tiềm ẩn vì nếu đối phương có được trong tay những thông tin tuyệt mật, hải quân Mỹ nói riêng và quân đội Mỹ nói chung sẽ lâm vào thế bị động và mọi động thái, hành động đã được lên kế hoạch trước đó đều bị đối phương bắt bài.

Tuy nhiên với phương pháp truyền tin kiểu truyền thống, đó là sử dụng các túi đậu, quân đội không còn phải lo vấn đề bị kẻ thù xâm lược qua hệ thống an ninh mạng.

Mới hồi tuần trước, một máy bay trực thăng MH-60S Sea Hawk đã gửi một thông điệp từ chỉ huy một phi đội đổ bộ đến thuyền trưởng của tàu đổ bộ USS Boxer. Máy bay trực thăng không cần phải hạ cánh để thả được túi đỗ mà chỉ cần thả nó rơi đúng vào vị trí đã định để giao mật thư.

Mật thư được đựng trong những chiếc túi đậu màu vàng như này

Theo Military.com, phương thức truyền tin bằng túi đậu đã tồn tại gần 8 thập kỷ. Cách làm này đã được thực hiện từ tháng 4/1942 khi một máy bay ném bom SB Dauntless có nhiệm vụ truyền tin cho tàu sân bay USS Enterprise đang thực hiện nhiêm vụ trinh sát phía trước USS Hornet.

Tàu USS Hornet có nhiệm vụ phóng 16 máy bay ném bom B-25 Mitchell trong một cuộc đột kích chống lại phát xít Nhật. Để đảm bảo yếu tố bí mật và bất ngờ, phi công của chiếc SB Dauntless đã phải khéo léo thả một túi đậu xuống boong tàu Hornet. Trước đó máy bay đã gặp một con tàu dân sự Nhật Bản và vì lo ngại bị phát hiện nên phi công đã nhanh trí tuyền tin bằng cách độc đáo này.

Túi đậu cũng được sử dụng trong các bài trình diễn sau đó của USS Boxer. Thậm chí sau này, nó còn được mô hình hóa thành một phương pháp truyền tin và được áp dụng kể từ năm 1942 tới nay.

Mặc dù vậy túi đậu không phải là công nghệ cũ duy nhất mà hải quân Mỹ sử dụng. Năm 2016, quân đội Mỹ từng phát triển một công cụ điều hướng mới cho các sĩ quan. Điều này nhằm tránh việc quân đội Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào GPS và nguy cơ bị kẻ thù tấn công, gây nhiễu tín hiệu GPS. Nếu đối phương phá hoại thành công hệ thống GPS, quân đội Mỹ sẽ phải tính toán khoảng cách từ điểm A đến B theo cách truyền thống, đó là dùng kính lục phân khi cần thiết.;

Cận cảnh màn thả mật thư trong các túi đậu của Hải quân Mỹ

Tiến Thanh

Chủ đề khác