VnReview
Hà Nội

Trung Quốc lần đầu tiên mở dịch vụ nhân bản mèo, giá 800 triệu đồng

Sinogene Biotech, một công ty sinh học nổi tiếng tại Bắc Kinh, Trung Quốc vừa tạo ra một con mèo nhân bản đầu tiên và nó có giá lên tới 35,400 USD.

Bạn có dám bỏ ra 35.400 USD (hơn 800 triệu đồng) để nhân bản một con mèo cưng của bạn không? Đó là giá yêu cầu mà một công ty nhân bản thú cưng ở Trung Quốc đưa ra. Công ty Sinogene Biotech cũng là hãng đầu tiên ở nước này tạo ra một con mèo giống hệt với một con mèo khác về mặt di truyền. Trước đó, công ty từng tạo ra một chú chó nhân bản và chi phí rơi vào khoảng 53,8 ngàn USD.

Theo SCMP, chú mèo nhân bản được sinh ra vào ngày 21/7 vừa qua với tên gọi Garlic. Còn với những khách hàng của Sinogene Biotech, nếu muốn nhân bản mèo nhà mình, họ sẽ phải trả với số tiền như đã nói là 35,4 ngàn USD.

Theo Sixth Tone, Sinogene Biotech đã nhân bản 20 con chó trong năm 2018 và công ty đang có kế hoạch nhân bản 500 con chó mỗi năm trong vòng 5 năm tới.

Năm 2019 này, công ty dự kiến sẽ tạo ra một bản sao con chó có tên Kunxun. Nó được lai tạo bằng cách sử dụng ADN từ một con con chó đánh hơi tài giỏi của cảnh sát với tên gọi Huahuangma.

Sinogene cho biết, nhân bản vô tính là một cách tuyệt vời để bảo tồn các gen di truyền trội trên những loài động vật, qua đó giúp cắt giảm chi phí đào tạo. Mặc dù vậy không phải ai cũng đồng ý với quan điểm trên.

Phiên bản chú mèo Garlic gốc

Barbra Streisand, một ca sỹ trẻ chia sẻ trên Weibo: "Cơ thể thì có thể nhân bản được nhưng linh hồn thì không bao giờ". Cô cũng là một trong những người đầu tiên nhân bản thú cưng của mình.

Nhân bản thú cưng từ lâu đã là một ngành kinh doanh gây tranh cãi nhưng nó lại mang tới tiềm năng lợi nhuận cao. Trung Quốc hiện có hơn 50 triệu con chó được đăng ký nuôi. Và với dân số lên tới tỷ dân, Trung Quốc có đủ số người dám chi trả cho dịch vụ nhân bản thú cưng này.

Mặc dù vậy các nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về quyền của những con chó sử dụng để nhân giống di truyền. Chúng được giữ trong phòng thí nghiệm, được bơm hormon và phải trải qua phẫu thuật để nhân bản.

Ngay cả Barbara Streisand cũng bày tỏ sự nghi ngờ. Theo nữ ca sỹ, thú cưng của cô sau khi nhân bản có tính cách khác với con trước đó. Bên cạnh tính cách phụ thuộc vào môi trường và trải nghiệm thì ngoại hình của thú cưng cũng có thể khác nhau. Con mèo nhân bản đầu tiên có tên gọi Copy Cat giống hệt về mặt di truyền so với phiên bản gốc nhưng lại có kiểu lông khác nhau.

Tuy nhiên điều này khó có thể làm nản lòng các nhà khoa học Trung Quốc. Vào năm ngoái, các nhà khoa học Trung Quốc đã nhân bản những con khỉ có gen bị chỉnh sửa liên quan đến bệnh tâm thần và nhân giống những con chuột khỏe mạnh từ vật liệu di truyền của hai con cái.

Hồi năm ngoái, một nhà khoa học Trung Quốc cũng tuyên bố đã tạo ra được những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên. Nhưng nhà khoa học này đã nhanh chóng bị lên án và hiện tại đã biến mất. Do đó những tuyên bố của ông cho đến nay vẫn chưa được xác minh.

Mai Huyền

Chủ đề khác