VnReview
Hà Nội

Teen bị ‘mù dở’ sau 7 năm ăn chỉ khoai tây chiên, bánh mỳ và thịt xông khói

Theo một báo cáo mới được công bố trên Annals of Internal Medicine, một thiếu niên người Anh đã bị mù lòa do ăn uống cực đoan nhiều năm liền.

Theo tờ Washington Post, khi Denize Atan, tác giả chính của nghiên cứu, gặp chàng trai 17 tuổi tại Bệnh viện Mắt Bristol, thị lực của cậu ta đã bị suy giảm được hai năm. Nhưng điều khiến cô sốc nhất là hành vi ăn uống của bệnh nhân đã kéo dài như thế nào.

"Khi tôi gặp cậu ấy lần đầu tiên, cậu ấy đã theo chế độ ăn kiêng tương tự trong khoảng bảy năm", theo lời kể của Atan.

Bệnh nhân kể với các bác sĩ rằng từ thời tiểu học, "hằng ngày khẩu phần ăn gồm một phần khoai tây chiên ở cửa hàng cá hoặc cửa hàng bán đồ ăn vặt ở địa phương, khoai tây chip Pringles (Kellogg), bánh mì trắng, lát giăm bông chế biến và xúc xích".

Khoai tây chiên

Nguy cơ của dinh dưỡng kém thường liên quan đến béo phì, sức khỏe tim mạch và ung thư kém, nhưng nghiên cứu của bác sĩ Atan, được công bố vào thứ Hai tuần này (2/9), cảnh báo rằng nó cũng có thể gây ra những tác động tai hại và đôi khi không thể đảo ngược đối với hệ thần kinh, bao gồm cả thị lực.

Cậu bé được bác sĩ gia đình điều trị ba năm trước vì "mệt mỏi".

Theo báo cáo, khi 14 tuổi, cậu rất kén ăn nhưng "không sao và không uống thuốc".

Thử nghiệm sớm cho thấy cậu bị thiếu vitamin B12 và thiếu máu do macrocytic, được điều trị bằng mũi tiêm B12 và "lời khuyên về chế độ ăn uống".

Đến 15 tuổi, thính giác của cậu bé bắt đầu kém đi, và rồi các biến chứng về thị lực đã đến. Các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng.

Sau hai năm suy giảm thị lực, cậu bé được bác sĩ kết luận là bị mù dở (những người mắt quá kém, hầu như không nhìn thấy gì với thị lực thấp hơn 20/200). Thử nghiệm bổ sung đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt vitamin B12 của cậu bé không được cải thiện, mật độ xương giảm (làm xốp, loãng xương), và hàm lượng kẽm cao trong khi hàm lượng đồng, selen và vitamin D. thấp.

Theo báo cáo, chẩn đoán cậu bé có hai bệnh: bệnh thần kinh thị giác dinh dưỡng và rối loạn ăn uống hạn chế - rối loạn ăn uống thường bắt đầu từ thời thơ ấu và không phải do lo ngại về cân nặng hay hình dạng, mà là sự ác cảm với một số kết cấu thực phẩm và sợ hậu quả của việc ăn uống.

Bệnh thần kinh thị giác dinh dưỡng là một rối loạn chức năng trong dây thần kinh thị giác. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị được, nhưng nó có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác vĩnh viễn và mù lòa nếu không được điều trị.

"Thiếu hụt dinh dưỡng thực sự khá phổ biến, nhưng mù dinh dưỡng thì không", cô nó. "Mù là một biến chứng không phổ biến nhưng nghiêm trọng do dinh dưỡng kém."

Trong một bản tin mới của Đại học Bristol hôm thứ Hai, Atan, người cũng là giảng viên cao cấp về tư vấn nhãn khoa tại Trường Y khoa Bristol và là trưởng khoa lâm sàng cho khoa thần kinh tại Bệnh viện Mắt Bristol, cho biết: "Trường hợp này nhấn mạnh tác động của chế độ ăn uống lên thị giác và sức khỏe thể chất, và thực tế là lượng calo và BMI không phải là chỉ số đáng tin cậy về tình trạng dinh dưỡng".

Các nhà nghiên cứu lo lắng về bệnh thần kinh thị giác, có thể trở nên phổ biến hơn do tiêu thụ hàng loạt đồ ăn vặt và "sự phổ biến ngày càng tăng của thuần chay" dẫn đến không được bổ sung thường xuyên bằng B12.

"Điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn đa dạng! Không có một loại thực phẩm nào sẽ cung cấp tất cả các vitamin và khoáng chất bạn cần - sự đa dạng là chìa khóa", Atan nói.

Minh Hương

Chủ đề khác