VnReview
Hà Nội

Tại sao năm nào cũng có gợi ý rằng Mỹ nên dùng bom nguyên tử để xóa xổ các cơn bão?

Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy kế hoạch thả bom nguyên tử vào mắt bão là một ý tưởng tồi cho tới khi biết rằng người ta đã từng định sử dụng cách thức tương tự để phá vỡ những tảng băng ở hai cực.

Cần bao nhiêu quả bom hạt nhân để xóa xổ một cơn bão?

Tại sao năm nào cũng có gợi ý rằng Mỹ nên dùng bom nguyên tử để phá vỡ các cơn bão?

Thứ sáu vừa qua, phóng viên Jonathan Swan của trang tin Axios đã tiết lộ rằng tổng thống Donald Trump đã đề xuất việc thả bom nguyên tử vào tâm bão, đây là ý tưởng tệ nhất, đồng thời cũng là ý tưởng "trường tồn" nhất về mặt thời gian.

Swan đã viết rằng đây là ý tưởng đã được các nhà chức trách Mỹ cân nhắc không chỉ một mà là nhiều lần, trong đó có bao gồm cả cuộc họp mặt vừa qua tại Nhà Trắng để chuẩn bị cho cơn siêu bão sắp đổ bộ vào quốc gia này (trong thời điểm đó). Buổi họp ấy đã bị gián đoạn bởi chính vị tổng thống: "Tôi hiểu rồi. Tôi hiểu rồi. Nhưng tại sao chúng ta lại không thả bom nguyên tử vào nó? Những cơn bão thường bắt đầu hình thành ở khu vực bờ Đông của Châu Phi và di chuyển qua biển Đại Tây Dương, chúng ta sẽ thả một quả bom vào chính giữa mắt bão và phá vỡ nó. Tại sao chúng ta lại không thể làm điều này?".

Ý tưởng ấy tưởng chừng đã quá rõ ràng ấy vậy mà tại Nhà Trắng, nơi được xây dựng để nhanh chóng phản hồi trước bất kì suy nghĩ, câu hỏi hay yêu cầu nào của vị tổng thống, không một ai biết nên phải làm gì khi đó. Nguồn tin của Swan kể rằng: "Bạn thậm chí có thể nghe thấy cả tiếng xì hơi trong buổi họp ngày hôm ấy. Tất cả mọi người đều bất ngờ. Sau khi cuộc họp ấy kết thúc, chúng tôi đã nghĩ ‘cái quái gì thế? Chúng ta có thể làm gì với ý tưởng này đây?'". (Tổng thống Trump sau đó đã đăng tải tweet phủ định toàn bộ bài viết của Swan vào hôm thứ Hai).

Song sự thật là cái ý tưởng khủng khiếp đúc kết từ bộ não của vị tổng thống hôm ấy hóa ra đã trải qua cả một quãng lịch sử lâu dài. Bảy mươi năm trước, ý tưởng này đã chính là ngọn đuốc đi đầu cho hệ tư tưởng khoa học Mỹ khi ấy. Nhưng điều khiến cái tham vọng thả bom nguyên tử vào mắt bão của ông Trump trở nên độc nhất chính là không có bất kì nhà hoạch định chính sách này cho rằng đây là một ý tưởng tốt kể từ khi vị tổng thống thứ 45 này của Mỹ ra đời.

Vụ đánh bom hai thành phố Hiroshima và Nagasaki chính là lúc mà Mỹ cho ra mắt một thứ công nghệ hủy diệt có sức tàn phá hơn bất cứ thứ gì trong lịch sử khi ấy, nó cũng là cột mốc đánh dấu cho niềm phấn khích trước sức mạnh của nguyên tử trong thời đại mà nó còn là một khái niệm mới mẻ. Khi ấy, khái niệm atom (nguyên tử) mới tới mức mà nhiều người phát âm nó thành "a-TOME".

Kể từ đó, sách vở về chủ đề này nở rộ, như một làn sóng chào đón thứ sức mạnh mới mẻ ấy. Nhà văn Isaac Asimov đã từng giải thích rằng: "Sau khi quả bom ấy được thả xuống, những câu chuyện khoa học viễn tưởng về ngày tận thế do vũ khí hạt nhân trở nên nhiều tới mức các biên tập viên đã bắt đầu từ chối chúng ngay khi nhận được". Ông lớn ngành ngũ cốc General Mills cũng bắt nhịp với xu thế này khi mà tung ra chiến dịch cho phép trẻ em chỉ cần bỏ ra 15 cent (0,15 USD) cùng với nắp trên hộp ngũ cốc Kix để đổi lấy "một chiếc nhẫn bom nguyên tử", qua chiếc nhẫn này, trẻ em có thể được "xem các nguyên tử tự phân tách thành những hạt nhỏ hơn". Và tất nhiên General Mills cũng cam đoan rằng chiếc nhẫn này "không thể thổi bay mọi thứ lên trời".

Cũng trong khoảng thời gian ấy, 750.000 đứa trẻ trên khắp nước Mỹ thường chạy nhảy quanh nhà mình, giả vờ như thể đang kích nổ những quả bom nguyên tử. Âm nhạc viết về chủ đề nguyên tử dần dần trở thành một dòng nhạc, rồi các loại đồ uống pha chế mang chủ đề tương tự cũng tràn ngập trong các quán bar ở Mỹ, rồi đến lượt các công ty quảng cáo cũng bám theo xu hướng. Nhà sử học Paul Boyer đã vẽ lại bức tranh văn hóa Mỹ trong thời kì của nguyên tử qua cuốn sách có tên By the Bomb's Early Light. Trong bức tranh ấy, có một công ty đá quý đã dùng từ miêu tả "táo bạo như chính quyết định thả bom nguyên tử" để miêu tả cho vẻ đẹp của cây kim băng và hoa tai "bom ngọc trai" của mình.

Tại sao năm nào cũng có gợi ý rằng Mỹ nên dùng bom nguyên tử để phá vỡ các cơn bão?

Về mặt kĩ thuật, các kĩ sư mơ về một ngày động cơ hạt nhân sẽ có thể thay thế cho động cơ xăng truyền thống, khi ấy người ta sẽ chỉ cần sử dụng một viên Uranium-235 có kích thước như một viên bổ sung vitamin để làm nhiên liệu cho xe ô tô chạy trong nhiều năm trời.

Cũng trong khoảng thời gian đầu của thời đại nguyên tử, nhiều nhà khoa học luôn tưởng tượng về một thế giới nơi con người có thể thường xuyên sử dụng vũ khí hạt nhân để "cưa đôi" Trái Đất và chỉnh sửa khí hậu. Trong nhiều tập kỉ trước, khi biến đổi khí hậu trở thành vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm có cuốn sách tên là Almighty Atom: The Real Story of Atomic Energy đã gợi ý về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để làm tan chảy các tảng băng ở địa cực, mang đến khí hậu ẩm ướt và ấm áp hơn cho toàn thế giới.

Số lượng thí nghiệm về cách để chúng ta có thể tận dụng sức mạnh của nguyên tử trong công cuộc chiếm quyền điều khiển và định hình môi trường thông qua kĩ thuật geoengineering đã bùng nổ. Cây bút viết về khoa học David Dietz giải thích: "Chưa bao giờ trong lịch sử của thế giới này, con người lại có thể nắm được trong tay nguồn năng lượng đủ để đối phó với bất kì tác động nào của Mẹ Thiên nhiên". Chúng ta có thể sẽ có những mặt trời nhân tạo, treo trên đỉnh của những cột thép cao nhằm đảm bảo khả năng tăng trưởng của cây trồng và duy trì thời tiết tốt. David cũng giải thích thêm rằng khi ấy phóng xạ chỉ là một vấn đề chưa được quan tâm quá nhiều.

Julian Huxley, anh trai của tiểu thuyết gia Aldous Huxley và là một nhà sinh vật học nổi tiếng, đồng thời là giám đốc sáng lập của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, lại dành rất nhiều sự quan tâm tới vấn đề này. Ông đã gợi ý rằng vũ khí hạt nhân của thể được sử dụng để giúp đưa nước tới hoang mang Sahara, từ đó biến vùng đất khổ cằn này phải "nở hoa". Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ việc sử dụng chất nổ hạt nhân để tái cảnh quan Trái Đất.

Eddie Rickenbacker, một cựu binh trong cuộc Thế chiến thứ nhất đồng thời là một trong số những người Mỹ nổi tiếng nhất bấy giờ đã tìm tới Nam Cực. Ông gợi ý rằng chúng ta có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để giúp thợ mỏ và các doanh nghiệp có thể tiếp cận tới nguồn khoáng sản giá trị đang ẩn sâu dưới lớp băng kia. Một tháng trước ngày sinh của tổng thống Trump, tạp chí Machenix Illustrated đã cho ra mắt ấn bản tháng 5/1946 của mình, tạp chí này một thời là đối thủ cạnh tranh của Popular Machanics. Ấn bản ấy gợi ý rằng chỉ cần một chút nhiệt từ nguyên tử là đã đủ để khiến cả Bắc Cực lẫn Nam Cực trở thành một nơi hoàn hảo. Thậm chí, một giáo sư đến từ Đại học Columbia còn ví khối băng ở cả hai cực giống với những tác nhân bên ngoài gây ra cơn cảm lạnh, làm ảnh hưởng tới phần ‘đầu' và ‘chân' của Trái Đất.

Ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng không kém phần lạc quan vào khả năng áp dụng kĩ thuật geoeogineering nhờ vào năm lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Thật vậy, Chính phủ Xô Viết dưới thời của Stalin đã đặc biệt bị cuốn hút với ý tưởng thay đổi khí hậu, đây chính là cơ hội để họ có thể đưa việc trồng trọt tới phần lãnh thổ lạnh giá phía Đông của Siberia, đồng thời đưa cây trồng cận nhiệt đới đến bờ Biển Đen. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1956 có tên là Soviet Electric Power (Điện lực Liên Xô), Arkadii Borisovich Markin đã gợi ý rằng: "Các vụ nổ hạt nhân có thể mở ra các hẻm núi cắt qua các dãy núi dài, chúng cũng có thể nhanh chóng tạo ra các kênh đào, hồ chứa và biển cùng với đó là mang lại một lượng lớn công việc về khai quật". Tác giả của cuốn sách ấy đã gạt đi những mối lo ngại lớn và giả sử rằng giới hoa học sẽ sớm "tìm ra một phương thức có thể bảo vệ chúng ta khỏi phóng xạ". Thậm chí là các nhà khoa học của Liên Xô còn đã từng đề xuất cách thức để xây dựng một con đập qua eo biển Bering, và kế hoạch sử dụng các máy bơm chạy bằng năng lượng hạt nhân để sưởi ấm Bắc Băng Dương.

Niềm đam mê công khai của nước Mỹ về vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục tới tận những năm 1950. Trong phần lớn những thập kĩ đã trôi qua, quốc này này thường xuyên cho phát nổ các quả bom nguyên tử ở các sa mạc phía bắc của Las Vegas, đây là vị trí liền kề với nơi mà ngày nay có tên gọi là Area 51 (Khu vực 51). Lúc ấy, một trong những điểm thu hút khách du lịch tới Las Vegas hàng đầu chính là cơ hội được dậy sớm để có thể chiêm ngưỡng ánh chớp và cột khói hình cây nấm đang vươn lên bầu trời do quả bom gây ra.

Song những hậu quả của bức xạ, thứ chất độc vô hình và không thể tránh khói được, đã dần trở nên hiện hữu. Trước những nhận thức mới này, nhiệt huyết về chủ đề bom nguyên tử đã dần nguội dần, đặc biệt là khi quá trình nghiên cứu bom chuyển tiếp từ hạt nhân sang nhiệt hạch, từ sức công phá hàng kiloton của bom hạt nhân tới sức phá hủy hàng megaton của bom khinh khí.

Trong một khoảng thời gian ngắn dưới sự cầm quyền của tổng thống Eisenhower, chính phủ Mỹ vẫn còn nghiêm túc theo đuổi những ứng dụng hòa bình của hạt nhân qua một chương trình được biết đến với tên gọi là PLOWSHARE. Cái tên này được đặt dựa trên cụm từ "biến vũ khí thành lưỡi cày" trong Kinh Thánh với hàm ý biến vũ khí, công nghệ ứng dụng trong quân đội thành những ứng dụng dân dụng mang tính hòa bình.

Cũng trong khoảng thời gian ấy, ý tưởng thả bom nguyên tử vào cơn bão đã dần được đưa vào những cuộc nói chuyện. Theo nhà sử học Vince Houghton làm việc tại Viện bảo tàng Interntional Spy đồng thời là tác giả của cuốn sách kể chi tiết về những kế hoạch quan sự và tình báo có tên Nuking the Moon thì một nhà khí tượng học người Mỹ tên là Jack Reed – một trong số người săn lùng những cơn bão đầu tiên -; đã xem xét nghiêm túc việc này. Những tính toán của ông cho rằng một hoặc hai quả bom 20 megaton là đủ để làm lệch hướng cơn bão khỏi tiếp xúc với đất liền. Ông đã kêu gọi việc thử nghiệm cho giả thuyết này của mình, song không có nhà hoạch định chính sách nào chấp nhận nó. Thất vọng, Reed tuyên bố rằng ý tưởng này đã chết, đơn giản chỉ vì nó "không phù hợp với chính trị".

Khi người ta hiểu ra rằng vấn đề liên quan tới phóng xạ vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết, lúc ấy những quy chuẩn nghiêm ngặt về việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong bầu khí quyền mới được xây dựng lên. Chẳng mấy chốc mà ý tưởng phá bão do ông Trump gợi ý bị đưa ra rìa của tư duy khoa học, và chắc chắn kế hoạch của Reed cũng sẽ bị ngăn chặn bởi các điều luật trong bản Hiệp Ước Hạt nhân vì mục đích hòa bình (Peaceful Nuclear Explosions).

Tuy vậy, sự hấp dẫn của ý tưởng "đánh bom" các cơn bão chưa bao giờ biến mất. Cái vấn đề này nó dài tới mức mà NOAA (Cơ quan Quản lí đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ) đã phải tạo ra một trang web riêng giải thích những điểm yếu của ý tưởng này: "Trong mỗi mùa bão, luôn sẽ có một ai đó đưa ra gợi ý về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để  phá hủy cơn bão", tuy vậy "bên cạnh sự thật rằng vũ khí hạt nhân chưa chắc có thể thay đổi thời tiết, các thức tiếp cận vấn đề này còn mang tới một vấn đề khác khi mà bụi phóng xạ có thể nhanh chóng di chuyển nhờ vào những cơn gió, từ đó gây ảnh hưởng tới khu vực đất liền và gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. Không cần phải nói, đây là một ý tưởng tồi".

Ý tưởng này tồn tại dai dẳng tới mức mà các nhà khí tượng học tại NOAA đã phải tiếp thu những kiến thức khoa học cơ bản để chỉ ra rằng có rất ít bằng chứng cho thấy rằng một quả bom nguyên tử có thể thay đổi sự hình thành của các cơn bão, đơn giản là vì cấu trúc của chúng quá lớn, quá mạnh mẽ và trên hết là một vụ nổ hạt nhân cũng sẽ chẳng thể ảnh hưởng tới hệ thống động lực làm lên một cơn bão.

Một trong những nguyên nhân mà NOAA cho rằng việc đánh bom các cơn bão sẽ không thể thành công bởi vì lượng năng lượng khổng lồ chứa trong mỗi cơn bão. "Lượng nhiệt tỏa ra tương đương với một quả bom nguyên tử 10-20 megaton phát nổ theo chu kì 20 phút một lần", theo đó trong mỗi giờ đồng hồ, mỗi cơn bão vốn có thể phát ra lượng năng lượng tương đương với Tsar Bomba – thứ vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được kích nổ bởi Liên Xô với khả năng gây ra cơn bỏng bậc ba trong phạm vi lên tới 100 kilomet tính từ tâm vụ nổ. Hơn nữa, để có thể làm suy yếu một cơn bão từ bậc 5 xuống bậc 2, theo tính toàn của NOAA, chúng ta sẽ cần phải di chuyển nửa tỷ tấn không khí.

Thêm một cái ngoài ra nữa thì NOAA cho biết nguyên nhân hình thành cơn các bão vẫn là một điều khó để kết luận. Hằng năm có khoảng 80 áp thấp nhiệt đới yếu hình thành trên biển Đại Tây Dương, nhưng chỉ một khoảng 6/80 áp thấp có thể phát triển thành bão. Bởi vậy việc đoán trước xem áp thấp nào sẽ trở thành cơn bão tiếp theo là điều không thể.

Và ngay cả với tổng thống Trump thì việc phóng ra 80 quả bom hạt nhân cũng là điều khó chấp nhận được.

Trung ND theo Wired

Chủ đề khác