VnReview
Hà Nội

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc được quảng cáo có tác dụng "giải rượu" và "bảo vệ gan". Thực hư về loại thuốc "giải độc rượu" này như thế nào, chúng có thực sự an toàn cho gan như lời quảng cáo hay không?

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

Một bài viết trên website của bệnh viện 115 Thành phố Hồ Chí Minh đã giải thích về vấn đề này, VnReview xin tổng hợp lại để bạn độc theo dõi.

Trước hết, chúng ta cần có một chút hiểu biết về độ rượu vì nó liên quan trực tiếp đến hiện tượng ngộ độc rượu và làm phát sinh nhu cầu "giải rượu".

Độ rượu là gì?

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

"Độ rượu" của rượu, bia hay bất kỳ thức uống có cồn nào khác đều dựa vào nồng độ ethanol (tính theo đơn vị gam) có trong 100 ml thức uống đó. Ví dụ: rượu 30 độ nghĩa là có 30 gram ethanol trong 100 ml rượu.

Rượu được chuyển hóa như thế nào trong cơ thể?

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

Theo các nghiên cứu khoa học, rượu (các thức uống có cồn nói chung) sau khi được uống vào cơ thể được hấp thu nhanh vào đường tiêu hóa, 20% ở dạ dày, gần 80% xuống ruột non và đi vào máu. Một lượng nhỏ rượu sẽ được cơ thể bài tiết ra ngoài thông qua mồ hôi, hơi thở, nước tiểu.

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

Việc chuyển hóa rượu chủ yếu do gan đảm nhận. Dưới tác dụng của enzym ADH, ethanol chuyển thành acetaldehyde, đây chính là chất gây độc cho cơ thể. Sau đó, dưới tác dụng của các enzym, quá trình oxy hoá giúp acetaldehyde biến thành acid acetic. Acid acetic phân huỷ thành CO2 và năng lượng.

Theo các nghiên cứu khoa học thì tốc độ chuyển hoá của gan khoảng 1g ethanol/10kg cân nặng/1 giờ.

Rượu bia có tác hại như thế nào đối với cơ thể?

Có thể thấy khả năng chuyển hóa rượu của gan là khá chậm. Nếu tốc độ và nồng độ rượu uống vào vượt quá khả năng chuyển hoá của gan, gan sản xuất không kịp enzym để chuyển hoá acetaldehyde, lúc đó chất này ứ đọng trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe: ảnh hưởng lên não với biểu hiện "say rượu", rối loạn tâm thần, hành vi; nhiễm độc các cơ quan, đặc biệt là từ từ làm tổn thương gan dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

Các bác sỹ lưu ý rằng tác hại của rượu bia không liên quan đến loại thức uống có cồn mà bạn uống, nó liên quan trực tiếp tới ượng cồn uống vào và tốc độ uống.

Các chuyên gia y tế và sức khỏe cho biết ngưỡng cho phép tối đa đối với nữ giới (mọi lứa tuổi) và nam giới trên 65 tuổi là 10g ethanol (tương đương 250 ml bia 4 độ cồn, 76 ml rượu nhẹ 13 độ cồn, hoặc 25ml rượu mạnh 40 độ). Nam giới dưới 65 tuổi có thể tiêu thụ khoang 20g ethanol mỗi ngày.

Vậy thuốc "giải rượu" là gì? Nó có tác dụng như quản cáo hay không?

Hiện nay, nhiều nhà thuốc, các đầu mối kinh doanh thuốc (đặc biệt là kinh doanh online) thường quảng cáo về nhiều loại thuốc có tác dụng "giải rượu". Theo kiểm tra của các trung tâm y tế thì đây thực chất là thực phẩm chức năng, chứa các thành phần như vitamin B1, B6, B12, acid glutamic... Những chất này được cho là góp phần tham gia quá trình chuyển hoá rượu.

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chính thức, quy mô nào khẳng định các loại thực phẩm chức năng này thực sự có thể bảo vệ hoặc phục hồi tổn thương các cơ quan do rượu, hoặc làm mất trạng thái say xỉn.

Công dụng "giải rượu" là chưa rõ ràng nhưng các loại "thuốc" này lại có nhiều tác hại mà các bạn cần lưu ý:

- Nhiều "thuốc giải rượu" có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, thành phần thuốc không rõ ràng, nên một trong những thành phần của thuốc uống vào có thể gây tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng cho người sử dụng.

- "Thuốc giải rượu" thực chất không có tác dụng bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu bia nên bạn đừng lấy loại thuốc này làm lí do để uống rượu bia vượt mức cơ thể cho phép.

Thuốc giải rượu có hại gan hay không?

- Khi uống "thuốc giải rượu", vì nó tham gia vào quá trình chuyển hoá rượu, nên cả rượu và thuốc cùng lúc được chuyển hoá qua gan, làm tăng gánh nặng cho gan, càng làm tăng nguy cơ gây suy gan cấp.

- Hãy luôn nhớ rằng càng uống nhiều rượu bia thì càng có hại cho cơ thể và không có thần dược nào giúp uống rượu không say hoặc không gây hại.

VnReview hi vọng những thông tin tổng hợp này sẽ cung cấp thêm cho bạn độc hiểu biết về "thuốc giải rượu" và việc có nên dùng chúng hay không.

Bạch Đằng

Chủ đề khác