VnReview
Hà Nội

5 mẹo hữu ích giúp bạn ứng phó với biến đổi thời tiết

Giữa những tin tức về thiên tai tàn khốc, dự đoán khoa học đáng sợ hay những bất ổn chính trị, không điều gì trong số đó đáng sợ như việc biến đổi khí hậu hiện nay.

Một số người trong chúng ta đang ngày càng trở nên quá tải, bao gồm các nhà khoa học đã làm việc rất chăm chỉ về những vấn đề này.

"Chúng ta đang xuất hiện hững dấu hiệu lo lắng, trầm cảm, tức giận, cảm giác tội lỗi (nghiền ngẫm, cảm thấy có trách nhiệm)", nhà tâm lý học khí hậu New York, bà Wendy Greensasta nói.

Một nghiên cứu năm 2018 về Thay đổi khí hậu tự nhiên nhấn mạnh rằng những phản ứng này là hoàn toàn hợp lý đối với vấn đề mà chúng ta hiện phải đối mặt.

Mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn và đã đến lúc tìm cách đối phó với những cảm xúc này. Vì vậy chúng ta sẽ phải đương đầu với những thử thách sắp tới.

Dưới đây là những lời khuyên tốt nhất của các nhà tâm lý học về cách chúng ta có thể đối phó với quá nhiều các tin tức về tình trạng khẩn cấp khí hậu.

1. Chăm sóc bản thân

Greensasta nói rằng cùng với những cảm giác lo âu và sự thay đổi rõ rệt về mức độ cảm xúc, những dấu hiệu cho thấy tin tức khí hậu đang có tác động tiêu cực và khiến chúng ta không thể ngừng tìm kiếm thêm tin tức hoặc tránh các thông tin hoàn toàn.

"Mọi người nên chú ý đến trạng thái cảm xúc của mình sau khi đọc và xem tin tức về khí hậu", Greensasta khuyên. "Tự nhận thức có thể giúp họ nhận ra khi nào cần tâm sự cảm xúc của mình với người khác hoặc nghỉ ngơi".

Để đối phó với khủng hoảng biến đổi khí hậu, hướng dẫn của Hiệp hội Tâm lý học Úc và các đồng nghiệp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân, như duy trì thói quen hằng ngày, dành thời gian để tập thể dục, thiền, thư giãn và làm những điều thú vị khiến bạn cảm thấy thoải mái.

"Bắt kịp luồng thông tin liên tục không thực sự giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu", hướng dẫn nêu rõ. "Và phải mất một lượng lớn tâm lý để làm quen với tác nhân gây đe dọa đến môi trường toàn cầu này".

Nhà tâm lý học Carol Ride, người sáng lập Psychology for a Safe Climate, nói rằng điều quan trọng là đặt ra ranh giới về mức độ chúng ta quan tâm vấn đề này và việc không đọc những tin tức về biến đổi khí hậu vào ban đêm có thể hữu ích.

"Mỗi cá nhân cần phải tìm ra mức độ họ có thể đối mặt và những tin tức nào giúp họ nắm rõ tình hình mà không gây ra nhiều lo âu dẫn đến căng thẳng," Greensasta nói.

"Dành thời gian nghỉ ngơi khi đọc tin tức thay vì đọc liên tục cũng có thể là một cách để duy trì sự hiểu biết mà không phải căng thẳng quá độ. Ở bên những người bạn yêu thương và chăm sóc bạn, đắm chìm trong tự nhiên hoặc bất cứ điều gì khác có thể mang lại niềm vui và tiếp thêm nguồn năng lượng tích cực".

2. Tạo sự kết nối

Một trong những cách hiệu quả nhất để đối mặt với cảm giác bất lực là tìm đến những người khác.

"Kết nối với những người khác để được giúp đỡ và không cảm thấy cô đơn có thể là một trong những cách quan trọng nhất để kiểm soát sự lo lắng", Greensasta khuyên. "Hỗ trợ xã hội có thể giúp chúng ta đối phó với bất kỳ loại căng thẳng nào".

Như Psychology for a Safe Climate nhấn mạnh trong một ấn phẩm của mình, khi chúng ta hỗ trợ, che chở và hiểu cho nhau, chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thay đổi. Tâm sự, trò chuyện với một người lắng nghe chu đáo và thấu hiểu là một phương pháp tốt để giúp những người bị trầm cảm và lo lắng.

"Được lắng nghe và nghe về những mối quan tâm tương tự từ những người khác giúp ta tìm được sự đồng cảm và có thể tạo ra năng lượng để tham gia vào vấn đề và hành động", Ride nói.

3. Hành động

Hơn 171 nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu Thụy Điển đồng ý rằng phong trào bãi khóa vì khí hậu là một phản ứng lành mạnh và mang tính xây dựng đối với những sinh viên cảm thấy lo lắng về tình trạng khẩn cấp của khí hậu.

"Hành động ý nghĩa có thể chống lại cảm giác bất lực", Greensasta giải thích. "Những người tham gia vào hoạt động khí hậu và trở thành một phần của cộng đồng làm việc cùng nhau sẽ tốt hơn so với một số nhà khoa học khí hậu không thảo luận về phản ứng cảm xúc của họ với các đồng nghiệp của mình".

Nhưng nếu bạn không thích hành động phản kháng như vậy thì vẫn còn nhiều hình thức khác, bao gồm cả những việc như thoái vốn hoặc đơn giản là nói chuyện với người khác về biến đổi khí hậu.

Lertzman viết cho Hiệp hội Liên Hợp Quốc: "Khả năng phản xạ, suy nghĩ và chia sẻ những câu chuyện là cách con người được kết nối để học hỏi, thay đổi và phát triển - không phải là cá nhân, mà là cộng đồng".

4. Tập trung vào những gì bạn có thể làm

Trong số các danh sách vô số hành động cá nhân và những lời chê bai trên mạng rằng chúng ta không đủ "eco" thì việc cố gắng tìm ra cách để hành động có thể khiến chúng ta bối rối.

Thực tế là chúng ta vẫn phải hoạt động và tồn tại trong hoàn cảnh chúng ta đang sống, ngay cả khi ta đang cố gắng thay đổi chúng. Chỉ với 100 công ty chịu trách nhiệm cho phần lớn lượng khí thải CO2 đáng kinh ngạc và nhu cầu thực hiện những thay đổi lớn đối với cách xã hội của chúng ta hoạt động, đây không phải là điều mà bất kỳ ai trong chúng ta có thể làm một mình.

Như nhà hoạt động khí hậu Mary Annaise Heglar đã viết: "Tôi không quan tâm bạn sống xanh như thế nào. Tôi muốn bạn tham gia vào phong trào vì công lý của khí hậu. Tôi không quan tâm bạn đã tham gia vào cuộc trò chuyện về khí hậu bao lâu ... Tôi thậm chí không quan tâm nếu bạn làm việc trên một giàn khoan dầu. Tất cả những gì tôi cần bạn làm là hướng đến một tương lai đáng sống".

Theo Liên minh Tâm lý học Khí hậu, để đối phó với vấn đề khí hậu gay gắt bạn nên tránh những đánh giá khắc nghiệt về những gì bạn không thể làm. Từ bi với bản thân và những người khác là một cách để đối mặt với cảm giác tội lỗi và xấu hổ,

"Hãy thử tập trung vào các hành động và hành vi mà bạn có thể kiểm soát và không nên dành nhiều thời gian cho những trải nghiệm mà bạn không kiểm soát được", Greensasta nói.

5. Tìm kiếm sự can đảm

Không có nghi ngờ rằng bằng cách này hay cách khác, xã hội của chúng ta sẽ bị thay đổi bởi tác động của khí hậu, nhưng không ai thực sự biết điều đó sẽ trở nên như thế nào. Nỗi sợ hãi về điều chưa biết này đã khiến một số người hướng về sự cực đoan của chủ nghĩa hư vô và dẫn đến một cuộc tranh luận trên các phương tiện truyền thông về việc hy vọng với cam chịu.

Tôi chắc chắn đã phải vật lộn với những cảm giác này khi tôi nghiên cứu về biến đổi khí hậu trong thập kỷ qua ở khả năng này hay khả năng khác. Tôi nhớ đã thấy nhẹ nhõm khi đọc những lời này từ nhà báo George Monbiot của The Guardian: "Sống yên bình trong một thế giới đầy rắc rối: đây không phải là một mục tiêu hợp lý".

"Điều quan trọng là phải nhận thức và chấp nhận cảm giác của chúng ta ngay cả khi đó là cảm giác tuyệt vọng. Cố gắng chiến đấu với cảm xúc tốn rất nhiều năng lượng", Ride khuyên.

Lertzman tin rằng sự lựa chọn giữa hy vọng và cam chịu là một sự phân đôi giả và rằng có một không gian chúng ta có thể chiếm giữ giữa các thái cực này.

Những người khác cho thấy hy vọng không nhất thiết đòi hỏi sự lạc quan. Hy vọng cấp tiến liên quan đến việc từ bỏ những gì chúng ta từng nghĩ là tương lai và xây dựng lòng can đảm để đối mặt với sự không chắc chắn, vì vậy chúng ta có thể tập trung vào những gì cần làm để thích nghi với tương lai mà chúng ta hiện đang đối mặt.

"Chúng ta có thể than tiếc cho những mất mát trong hệ sinh thái và với cuộc sống của chúng ta khi chúng ta biết đó như là một phần của việc tìm ra ý nghĩa những gì chúng ta phải đối mặt", Greensasta nói. "Thật hữu ích khi cân bằng thông tin tiêu cực với những câu chuyện về lòng can đảm và thay đổi tích cực".

Zenda

Chủ đề khác