VnReview
Hà Nội

Loại kiến nhanh nhất thế giới đạt tốc độ 855mm/s

Khi nghĩ đến những con vật có tốc độ cao, loài đầu tiên được nghĩ đến sẽ là báo đốm hay chó săn. Nhưng khi đo ở đơn vị độ dài cơ thể trên giây, thế giới các loài động vật chân đốt là vô địch. Và giờ đây, chúng ta đã có một kỷ lục mới về tốc độ di chuyển ở loài kiến.

Loài thắng cuộc chính là kiến bạc Saharan với tốc độ di chuyển 855mm/s.

Nghe có vẻ không lớn lắm, nhưng với đơn vị đo là độ dài cơ thể, con số sẽ là 108 lần chiều dài cơ thể trên giây. Ngay cả loài báo cũng chỉ đạt 16 lần chiều dài cơ thể trên giây, tốc độ cao nhất của Usain Bolt là 6.2 lần; nếu vận động viên này có thể chạy nhanh như kiến bạc Saharan, vận tốc của anh sẽ là khoảng 800km/h.

Ở mục tốc độ chạy (tốc độ bay còn khủng hơn nữa) thì loại kiến này đứng thứ ba, xếp sau loài rận biển California (322 lần) và bọ xít Australia (170 lần).

Loài kiến nhỏ bé này rất kỳ diệu. Ở sa mạc Sahara, nơi hầu hết các loài vật đều không ra ngoài vào ban ngày để tránh mức nhiệt ngoài trời lên tới 50 độ C, loài kiến bạc Saharan đã tiến hóa để thích nghi với mức nhiệt cao này.

Chúng có chân dài hơn so với các loài kiến khác để giữ thân người chúng cách xa lớp cát nóng. Cơ thể của chúng sản xuất ra một loại protein không hấp thụ nhiệt để tăng khả năng chịu nhiệt lên tối đa, thậm chí là chúng sản xuất ngay trước khi rời khỏi ổ.

Chúng theo dõi mặt trời để luôn tìm được con đường ngắn nhất để về tổ. Cơ thể chúng còn được bao phủ bởi một lớp lông đặc biệt có hình tam giác để giữ cho cơ thể mát mẻ bằng cách phản xạ lại bức xạ từ mặt trời và giảm nhiệt độ cơ thể.

Chúng di chuyển cực kỳ nhanh để chỉ phải ở ngoài nắng trong thời gian ngắn nhất có thể. Chúng chỉ dành vài phút bên ngoài hang để kiếm mồi sau đó trở lại hang.

Để tìm hiểu tốc độ chính xác của loài kiến này và tại sao chúng có thể di chuyển nhanh như thế, các nhà sinh vật học từ ĐH Ulm của Đức đã ghi hình chúng ở tốc độ cao.

Đầu tiên, chúng phải xác định vị trí tổ, việc này hoàn toàn không dễ chút nào, kể cả khi chúng chỉ đi thời gian ngắn ở bên ngoài tổ. Các nhà nghiên cứu gắn vào cổng vào ổ kiến một miếng mồi. Sau đó lùa chúng ta khỏi ổ.

"Sau khi tìm được thức ăn, chúng rất thích ăn gium, kiến sẽ di chuyển trong các ống chúng tôi đã lắp đặt camera để ghi hình",nhà sinh vật học Sarah Pfeffer cho biết.

Ngoài ra, các nha khoa học còn cẩn thận lấy cả ổ kiến và mang về Đức để nghiên cứu cách chúng di chuyển ở nhiệt độ thấp hơn như thế nào.

Ở môi trường nhiệt độ cao của sa mạc, loài kiến này bị tác động mạnh mẽ. Tốc độ cao nhất ghi nhận được là 855mm/s. Khi tới phòng thí nghiệm tại Đức với nhiệt độ khoản 10 độ C, chúng di chuyển chậm hơn nhiều, chỉ khoảng 57mm/s.

Nhóm nghiên cứu cũng đã so sánh tốc độ của loài kiến này với một loài kiến khác có kích thước lớn hơn, có cách sống tương tự tại Sahara, loài kiến lớn hơn này chỉ có tốc độ 620mm/s, tương đương 50 lần chiều dài cơ thể trên giây.

Nếu so về cơ thể, chân của giống kiến bạc ngắn hơn khoảng 20%. Vậy làm thế nào chúng có thể chạy nhanh như vậy?

Băng ghi hình tốc độ cao đã giúp trả lời câu hỏi này, tất cả nhờ vào tốc độ và kiểu dáng di chuyển. Kiến bạc Saharan có thể vung chân với tốc độ 1,300mm/s, nhờ đó nó có thể nâng sải chân từ 4.7mm đến 20.8mm ở tốc độ cao hơn.

Khi di chuyển với tốc độ cao hơn 300mm/s, chúng chuyển sang phi nước đại với cả 6 chân rời khỏi mặt đất cùng lúc. Các chân của chúng hoạt động một cách đồng bộ, mỗi chân sẽ chạm đất trong thời gian khoảng 7ms, nhờ đó chúng sẽ giảm khả năng bị lún xuống cát.

Bước tiếp theo của nghiên cứu này là tập trung khám phá hệ cơ của loài kiến bạc Saharan này.

Minh Bảo – Theo Sciencealert

Chủ đề khác