VnReview
Hà Nội

Bí ẩn bên trong ngôi mộ 2000 năm tuổi có hai trẻ sơ sinh đội mũ bảo hiểm làm từ sọ trẻ em

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ngôi mộ của hai trẻ sơ sinh đội mũ bảo hiểm làm từ hộp sọ của của trẻ em được chôn cất từ khoảng 2.100 năm trước.

Phát hiện ngôi mộ niên đại trên 2.000 năm của hai trẻ sơ sinh mang chiếc

Những phần còn sót lại của hai trẻ sơ sinh kể trên được tìm thấy cùng với chín thi thể khác thuộc khu vực khảo cổ Salango nằm bên bờ biển của miền Trung Ecuador. Đây là kết quả của đợt khai quật diễn ra từ năm 2014 đến 2016 và mới được công bố chi tiết trên tạp chí Latin American Antiquity.

Nhóm khảo cổ cho biết đây là lần đầu tiên họ tìm ra người cổ đại dùng hộp sọ của trẻ em để làm mũ đội cho các trẻ sơ sinh được chôn cất. Hiện nguyên nhân tử vong của hai trẻ sơ sinh và của chủ nhân chiếc sọ vẫn chưa được xác định.

Chiếc mũ xương trên được đặt chắc chắn trên đầu của hai trẻ sơ sinh. Các nhà khảo cổ học cho rằng phần sọ này, khi được sử dụng như một chiếc mũ, hẳn phải còn một phần thịt bởi vì đây chính là thứ sẽ giúp giữ cố định chiếc hộp sọ. Các nhà khảo cổ học còn mô tả rằng khuôn mặt của hai trẻ sơ sinh được đặt "theo hướng nhìn ra khỏi vòm sọ", phần khoảng không của hộp sọ để chứa não người.

Điều thú vị là một mẩu "xương đốt ngón tay" cũng đã được tìm thấy trong phần khoảng trống giữa chiếc mũ và đầu của trẻ sơ sinh. Chủ nhân của phần xương này hiện vẫn chưa được xác định, song chúng ta có thể sử dụng DNA và đồng vị stronti để giải đáp nghi vấn này.

Phát hiện ngôi mộ niên đại trên 2.000 năm của hai trẻ sơ sinh mang chiếc

Các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể chắc chắn về lí do tại sao những chiếc mũ làm từ hộp sọ trẻ em này lại được đặt trên đầu của các trẻ sơ sinh đã tìm thấy. Họ đoán rằng đây là cách "tượng trưng để bảo vệ những linh hồn nhỏ bé và thơ dại này". Ở gần vị trí chôn cất hai trẻ sơ sinh, họ cũng tìm thấy những bước tượng đá mô tả cuộc sống thời xưa. Phát hiện này chính là mệnh đề hỗ trợ cho suy đoán về sự bao bọc nêu trên bởi sự hiện diện của những bức tượng đại diện cho "mối quan tâm về việc bảo vệ và nâng đỡ cho phần đầu của những trẻ được chôn cất".

Những nghiên cứu trước đó cũng gợi ý rằng khu vực này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dung nham từ đợt phun trào núi nửa không lâu trước đó. Sự kiện này có thể đã ảnh hưởng tới quá trình sản xuất lương thực. Ngoài ra, số xương mới khai quật thêm này cũng cho thấy rằng các trẻ em và trẻ sơ sinh kể trên đều đã trong tình trạng suy dinh dưỡng.

Nhóm khảo cổ còn viết rằng: rất có thể "việc đội mũ xương cho trẻ sơ sinh chỉ là một phần trong cả một nghi lễ phức tạp hơn được thực hiện để phản ứng lại những tác động về mặt môi trường sống từ đợt phun trào". Tuy vậy, họ đang mong chờ thêm nhiều bằng chứng mới đủ để xác thực cho suy đoán này.

Trung ND theo Livescience

Chủ đề khác