VnReview
Hà Nội

Tự tử lây lan – Nỗi ám ảnh thời hiện đại

Từ lâu, "tự tử lây lan" đã là một trong những hiện tượng làm cho các nhà khoa học thế giới tốn nhiều công sức nghiên cứu. Lý giải cho hiện tượng này là hàng loạt những cái chết đau thương liên tiếp xảy ra.

Cách đây không lâu, nền công nghiệp giải trí xứ Hàn nói riêng và hàng triệu người hâm mộ trên thế giới nói chung đã vô cùng bàng hoàng khi chứng kiến cái chết thương tâm của "Nữ thần K-Pop" – Suli (14/10) tại nhà riêng. Chưa kịp nguôi ngoai trước nỗi mất mát này, người hâm mộ tiếp tục nhận được tin buồn từ làng giải trí xứ Kim Chi khi cựu thành viên nhóm nhạc nữ Kara - Goo Hara; đã qua đời (24/11), chỉ cách 6 tuần sau cái chết của người bạn thân Suli.

Quay ngược dòng thời gian để thấy thêm hàng loạt minh chứng cho hiện tượng "Tự tử lây lan" này. Vào năm 1932 tại thủ đô Paris, Pháp – nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress ngồi chơi đàn bên cửa sổ trong không khí nặng nề, u ám, lạnh lẽo của một chiều mưa. Chính ngoại cảnh u buồn ấy đã gợi cảm hứng để ông cho ra đời một bản nhạc mới. Đó chính là bản nhạc Gloomy Sunday (tạm dịch là: Ngày Chủ nhật u buồn).

Từ sau khi bài hát được chính thức phát hành, các vụ tự sát diễn ra hàng loạt và ngày càng thương tâm hơn. Đỉnh điểm của những vụ tự sát là khi bản nhạc bị cấm lưu hành và chính cha đẻ của bài hát cũng tự kết liễu bản thân mình.

Lý giải cho hiện tượng "Tự tử lây lan", các nhà khoa học, tâm lý học đã chỉ ra những yếu tố then chốt của bài hát khi nó tác động vào tâm lí người dân và đưa họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, bi quan về cuộc sống đã đưa họ đến quyết định kết liễu chính mình. Thêm đó, trước những thêu dệt của truyền thông và dư luận về những cái chết liên quan đến bài hát đã tạo nên xu hướng "tự tử dây chuyền".

Một ví dụ khác cho hiện tượng này xảy ra vào 5/6/2018, Kate Spade - nhà thiết kế thời trang người Mỹ tự tử trong căn hộ của chính mình. Sau đó 3 ngày, Anthony Bourdain - vị đầu bếp nổi tiếng từng ngồi ăn bún chả với cựu tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội - cũng treo cổ trong một căn phòng khách sạn ở Pháp.

Sức mạnh của "Tự tử lây lan" chưa bao giờ suy giảm khi vào ngày 20/7, thi thể ca sĩ Chester Bennington – ca sĩ chính nhóm nhạc Linkin Park được phát hiện tại nhà riêng ở Los Angeles. Tin tức lan truyền, các chuyên gia sức khỏe tâm thần bày tỏ lo lắng cái chết của nam nghệ sĩ dễ dẫn đến hiệu ứng lây lan, kích thích người khác tự kết thúc mạng sống. Năm 1962, sau khi Marilyn Monroe qua đời nghi do quyên sinh, tỷ lệ tự tử khắp nước Mỹ tăng hơn 10%.

Vào T2/2018, tạp chí PLOS ONE đã công bố số lượng các ca tự tử tại Hoa Kỳ tăng thêm 9,85% ở thời điểm 4 tháng sau khi Robin Williams tự tử năm 2014. Điều đó cho thấy số ca tự tử gia tăng liên tục trước cái chết của những người nổi tiếng.

John Ackerman, chuyên gia thuộc Trung tâm phòng chống tự sát và nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng ở Columbus, Ohio cho biết: "Nếu một người đang phải đấu tranh với ảnh hưởng tiêu cực từ trầm cảm hoặc có ý định tự tử, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm các thông tin về cách người khác tự tử như thế nào. Và nếu người tự sát họ tìm thấy lại là nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội, thì sự tuyệt vọng lại càng tăng cao."

Quỹ phòng chống tự sát của Mỹ cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự rằng: "Với những người nổi tiếng tự sát gần đây, đã đến lúc chúng ta chung tay giải quyết vấn đề này. Tự sát ảnh hưởng đến tất cả chúng ta".

Thanh Mai

Chủ đề khác