VnReview
Hà Nội

Giấc mơ xấu giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi trong cuộc sống

Một nghiên cứu mới cho thấy giấc mơ đáng sợ hoặc đau buồn giống như một "liệu pháp qua đêm", giúp điều chỉnh lại bộ não để chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi vào ngày hôm sau.

Bằng cách lập bản đồ hoạt động não bộ của con người khi ngủ, những phát hiện đã nhấn mạnh rằng việc "đối mặt thử" với các sự kiện xấu như trong giấc mơ giúp chúng ta có sự chuẩn bị cho tình huống trong thực tế. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người mơ thấy những thứ đáng sợ nhiều hơn cũng có sự ức chế sợ hãi mạnh mẽ hơn trong lúc thức giấc.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác định được mối tương quan thần kinh của nỗi sợ hãi khi chúng ta mơ và quan sát thấy các vùng tương tự được kích hoạt khi trải qua nỗi sợ hãi ở cả trạng thái ngủ và trạng thái thức giấc", nhà khoa học thần kinh Lampros Perogamvros từ Đại học Geneva nói.

Giấc ngủ của con người vẫn còn là một bí ẩn, nhưng bất cứ ai có một ngày thật tồi tệ đều biết rằng tâm trạng và giấc ngủ có mối quan hệ chặt chẽ. Các nhà khoa học khó có thể giải thích được điều này, mặc dù vấn đề "giấc ngủ có thể điều chỉnh cảm xúc của chúng ta" không có gì mới lạ.

Tương tự như lúc thức, con người chúng ta cũng trải qua những cảm xúc trong giấc mơ và điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta khi thức dậy.

Hiện nay, người ta nghĩ rằng chuyển động mắt nhanh chóng sẽ giúp ổn định cảm xúc tiêu cực của chúng ta bằng cách nào đó. Nhưng liệu cảm xúc đó có thể ăn sâu vào giấc mơ của chúng ta hay không là một vấn đề khác.

Đã có bằng chứng sơ bộ cho thấy các trung tâm cảm xúc trong não, như amygdala, hoạt động trong khi chúng ta ngủ. Và khi những khu vực này bị suy yếu, chúng sẽ làm giảm cường độ cảm xúc trong giấc mơ của chúng ta.

Tuy nhiên, đây đơn giản là những mối tương quan và tất cả những gì chúng ta có là lý thuyết về mối quan hệ. Theo cái gọi là 'lý thuyết mô phỏng mối đe dọa', bộ não của chúng ta được cho là đối phó với nỗi sợ hãi trong cuộc sống bằng cách "diễn tập" với các sự kiện đáng sợ trong giấc mơ.

Trong khi đó, có những ý kiến cho rằng bằng cách nào đó giấc ngủ giúp chúng ta giải quyết xung đột cảm xúc, giảm bớt tâm trạng tiêu cực vào ngày hôm sau.

Về nguyên tắc, cả hai lý thuyết đều đồng ý rằng trải nghiệm nỗi sợ hãi trong giấc mơ dẫn đến những phản ứng tốt hơn khi chúng ta thức, nhưng lại không cùng quan điểm về phần 'làm thế nào'.

Bây giờ, những kết quả mới này thậm chí còn nặng nề hơn lý thuyết mô phỏng.

"Giấc mơ có thể được coi là một sự huấn luyện thực sự cho các phản ứng trong tương lai của chúng ta và có khả năng giúp chúng ta đối mặt với những nguy hiểm trong cuộc sống thực tế", Perogamvros cho biết.

Bằng cách đo điện não đồ (EEG) ở 18 người tham gia, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hoạt động của não bộ trong khi họ ngủ. Mỗi lần những người tham gia thức dậy (nhiều lần trong đêm), họ được hỏi về những giấc mơ và liệu họ có cảm thấy sợ hãi không.

Sau khi phân tích kết quả, các nhà nghiên cứu nhận thấy có hai vùng não liên quan đến nỗi sợ hãi là: vỏ não của thùy đảo (insula) và vùng vỏ não cingulate.

Giống như amdygdala, có liên quan đến chứng sợ hãi, insula cũng được kích hoạt bởi sự đau khổ và liên quan đến việc đánh giá cảm xúc trong lúc thức giấc. Trong khi đó, vỏ não cingulate là một phần của bộ não giúp cơ thể chúng ta sẵn sàng cho các sự kiện đe dọa.

Để tìm hiểu thêm về các khu vực này và vai trò của chúng, các nhà thần kinh học đã đưa ra một cuốn nhật ký giấc mơ kéo dài một tuần cho 89 người tham gia và yêu cầu họ mỗi sáng khi thức dậy ghi chú lại những giấc mơ tác động đến cảm xúc của họ như thế nào.

Vào cuối tuần, họ được chụp cộng hưởng từ (MRI) và cho xem những hình ảnh tiêu cực về mặt cảm xúc cùng với hình ảnh trung tính để xem liệu những cảm xúc mà họ trải qua trong giấc mơ có thay đổi phản ứng của họ với nỗi sợ trong đời thực hay không.

Nhà khoa học thần kinh Virginie Sterpenich từ Đại học Geneva cho biết:"Chúng tôi thấy rằng một người càng cảm thấy sợ hãi trong giấc mơ của họ, thì càng ít các insula, cingulation và amygdala được kích hoạt khi nhìn vào những bức ảnh tiêu cực".

"Ngoài ra, các hoạt động ở vỏ não giữa trước trán, được biết là ức chế amygdala trong trường hợp sợ hãi, tăng tỷ lệ thuận với số lượng giấc mơ đáng sợ!"

Các kết quả hỗ trợ cho lý thuyết tuyên bố rằng việc luyện tập qua đêm có thể hiệu chỉnh lại bộ não.

Tuy nhiên, các tác giả cho biết đừng mong những cơn ác mộng đến với mình. Bởi không giống như khi mơ thấy những giấc mơ xấu, mức độ sợ hãi vừa phải, những cơn ác mộng có thể gây ra sự đau khổ quá mức, thực sự có thể làm gián đoạn giấc ngủ và có tác động tiêu cực đến cảm xúc của chúng ta khi dậy.

Perogamvros kết luận: "Chúng tôi tin rằng nếu vượt qua một ngưỡng sợ hãi nhất định trong giấc mơ, nó sẽ mất đi vai trò tích cực là điều chỉnh cảm xúc".

Các tác giả hiện đang quan tâm đến việc nghiên cứu về những cơn ác mộng và cảm xúc tích cực trong giấc mơ để xem chúng ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào khi tỉnh giấc.

Zenda

Chủ đề khác