VnReview
Hà Nội

Các nhà khoa học tạo ra robot bồ câu vỗ cánh như thật

Hầu hết chúng ta thấy chim bay mỗi ngày. Cứ nhìn ra ngoài cửa sổ, bạn sẽ không phải chờ quá lâu trước khi gặp một anh bạn có cánh ghé thăm.

chimbocau

Dù vậy, các nhà khoa học từ lâu vẫn gặp khó khăn trong việc nhại lại cơ chế bay mà loài chim từ khi sinh ra đã có sẵn.

Tạo nên một con robot chim bay được với một cặp cánh cố định thì khá đơn giản, nhưng tạo nên một thứ uốn cong và vỗ cánh như một sinh vật thực thụ thì lại cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm cách vượt qua khó khăn và tiến thêm một bước lớn đến mục tiêu đó với một con chim nhân tạo mới mang tên PigeonBot.

Vậy làm thế nào mà họ có thể nhại lại đôi cánh của một con chim bồ câu? Tất nhiên là sử dụng một đôi cánh chim bồ câu thật rồi! Các nhà nghiên cứu đã áp dụng đúng câu châm ngôn "nếu cái gì chưa hỏng thì đừng sửa" trong quá trình tạo nên PiegonBot.

Cụ thể, họ tạo ra một cặp cánh uốn cong tại 2 điểm, gần giống như cánh của chim thật vậy, với các góc uốn đúng như góc uốn mà cánh chim thật di chuyển trong quá trình bay. Sau đó, thay vì "đánh lừa" ông trời, họ sử dụng…lông vũ thật, lấy từ những chú chim bồ câu đã qua đời, để gắn vào cặp cánh.

Mục tiêu của dự án không đơn thuần chỉ để tạo ra những con bot chim như thật, để các nhà khoa học có thể thả chúng bay lên trời…cho vui, mà là nhằm mang lại cho các nhà nghiên cứu một cách dễ dàng hơn để tìm hiểu về phương thức hoạt động của cánh chim bồ câu – làm thế nào mà chúng giữ được cơ thể lơ lửng trên không trung. Và rõ ràng họ đã đạt được phần nào mục đích, khi mà một nghiên cứu thứ hai được thực hiện dựa trên đôi cánh chim robot kia đã vén màn được một trong những bí ẩn về cách cánh chim bồ câu di chuyển trong quá trình bay.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng bản thân các lông vũ có các "móc" gài vào các lông bên cạnh khi chim vỗ cánh. Những móc này nhỏ đến mức bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng không thể giấu được dưới công nghệ hiển vi.

Minh.T.T

Chủ đề khác