VnReview
Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Y tế: Không phải mọi người đều phải đeo khẩu trang, càng không phải dùng khẩu trang y tế

Trả lời trong cuộc họp báo chiều nay (5/2/2020) về vấn đề khẩu trang y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định không phải mọi người đều phải đeo khẩu trang, càng không phải dùng khẩu trang y tế. "Người dân nên bình tĩnh, nghe theo chỉ dẫn của Bộ Y tế", ông nói.

Tính đến nay, thế giới đã ghi nhận 24567 ca mắc, 493 trường hợp tử vong, trong đó riêng tại Trung Quốc có 491 trường hợp, Hồng Kông có 1 trường hợp và Philippines 1 trường hợp.

Tại Việt Nam, tính đến thời điểm này đã có 10 ca dương tính với nCoV, trong đó có 3 trường hợp đã điều trị khỏi và được ra viện. Trong 10 bệnh nhân được xác định dương tính với nCoV, đa phần là những người; đến từ vùng dịch, hoặc người quá cảnh tại Vũ Hán. Chỉ có hai công dân Việt Nam có tiền sử tiếp xúc gần với những người đã được xác định dương tính với nCoV kể trên nhiễm bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Không phải mọi người đều phải đeo khẩu trang, càng không phải dùng khẩu trang y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long trả lời họp báo chiều ngày 5/2/2020 về tình hình dịch cúm nCoV

Đối với các trường hợp được điều trị ở Thanh Hóa và Khánh Hòa, Thanh Hóa, các bệnh nhân đều là người trẻ, thời gian điều trị từ 5-7 ngày từ dương tính thành âm tính. Bệnh nhân người Trung Quốc 66 tuổi bị ung thư phổi, tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2 đang tiếp tục được điều trị.

Người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang

Trước mối lo ngại khẩu trang cháy hàng, tăng giá trong bối cảnh dịch bệnh lan nhanh, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định tiếp tục sử dụng biện pháp xử lý thật nặng như tước giấy phép, phạt các nhà thuốc có hành vi phản cảm là tăng giá, găm hàng. Bộ Y tế khuyến khích, kêu gọi các cơ sở bán thuốc, bán lẻ cấp pháp miễn phí khẩu trang cho nhân dân.

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, sẽ có hướng dẫn ai cần đeo khẩu trang y tế, đeo như thế nào... Những người cán bộ y tế, người nghi nhiễm hoặc ở trong môi trường bệnh viện cần đeo khẩu trang y tế. Những người khỏe mạnh (không phải tiếp xúc hoặc chăm sóc bệnh nhân) không nhất thiết phải đeo khẩu trang.

Để phòng nhiễm virus này, trong số tất cả các biện pháp, WHO bao giờ cũng khuyến cáo "rửa tay xà phòng trong ngày".

Việt Nam đã sẵn sàng các loại thuốc, giường bệnh

Về khả năng điều trị, thuốc và giường bệnh, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết hiện chưa có thuốc điều trị dự phòng và đặc hiệu virus này. Vậy thì các bệnh nhân được điều trị như thế nào? "Chúng ta dựa trên nguyên tắc cơ bản, đầu tiên điều trị triệu chứng, cân bằng dinh dưỡng, điện giải, theo dõi thật sát nhất là liên quan đến diễn biến độ bão hoà oxi trong máu, tức là liên quan đến hô hấp", Thứ trưởng Long cho biết.

"Nếu chúng ta phát hiện tình trạng suy hô hấp thì có các biện pháp can thiệp, can thiệp ở đay chỉ có mức độ thôi, mức nhẹ là cho thở ôxy sau điều trị triệu chứng. Mức 2 là can thiệp thở có hỗ trợ. Mức 3 mới thở máy chứ cũng không phải các bệnh nhân mắc là thở máy."

"Khi tổng kết 10 trường hợp đa phần bệnh nhân điều trị triệu chứng, chỉ duy nhất có bệnh nhân Trung Quốc có nhiều bệnh lý nền là phải thở oxy không cần thở máy. Đến nay chúng ta có 3 bệnh nhân xuất viện".

"Chúng ta yên tâm là phác đồ điều trị của Việt Nam cũng tiệm cận với thế giới".

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trung ương cho tình huống xấu nhất là dịch lan rộng. Việt Nam không xây bệnh viện dã chiến mà tận dụng sắp xếp cho hợp lý. Giường bệnh tuyến cuối Trung ương lên tới 3000. Máy móc thì cũng đã tiến hành rà soát tổng thể lên tới gần 1000 máy thở.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết trong 1-2 tuần tới chuyên gia của WHO mới được vào Trung Quốc, các nghiên cứu về đặc điểm virus cơ chế lây truyền hiện cũng chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, chúng ta phải bình tĩnh, hiểu rằng không phải mắc virus corona Vũ Hán là tử vong. WHO cũng nhận định hầu hết tử vong ở Vũ Hán. Hai ca tử vong ngoài Trung Quốc cũng đi từ Vũ Hán về.

"Chúng tôi khẳng định, Ngành y tế có đủ khả năng, năng lực để điều trị nCoV", Thứ trưởng Nguyễn Thành Long nói.

Tuyên Quang

Chủ đề khác