VnReview
Hà Nội

Các nhà khoa học đã tìm ra chu kỳ phát sóng vô tuyến của thiên hà cách chúng ta nửa tỷ năm ánh sáng

Các tín hiệu vô tuyến bí ẩn luôn lặp đi lặp lại bên ngoài không gian, tuy nhiên lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chu kỳ của một loạt các đợt bùng nổ sóng vô tuyến nhanh từ một nguồn đơn lẻ cách Trái đất nửa tỷ năm ánh sáng, theo CNN.

Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến CHIME.

Các vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst - FRB) là các đợt xung vô tuyến có độ dài một phần nghìn giây ngoài không gian. Các vụ nổ sóng vô tuyến riêng lẻ sẽ chỉ phát ra một lần và không lặp lại. Tuy nhiên, các đợt bùng nổ sóng FRB có tính chất lặp lại sẽ phát ra các sóng ngắn, giàu năng lượng hơn gấp nhiều lần. Theo các quan sát trước đó của các nhà khoa học, thông thường khi các vụ nổ này lặp lại, chúng sẽ xuất hiện lẻ tẻ hoặc có thể theo cụm.

Trong khoảng thời gian từ 16/9/2018; đến 30/10/2019, các nhà nghiên cứu với sự trợ giúp của CHIME (Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến tại Canada đã phát hiện ra một chu kỳ đối với các đợt bùng phát, xảy ra cứ sau 16,35 ngày. Trong vòng 4 ngày liên tiếp, tín hiệu sẽ bắt được một hoặc hai vụ nổ mỗi giờ. Sau đó, nó sẽ im lặng trong 12 ngày kế tiếp.

Những phát hiện được công bố trong bài nghiên cứu sơ bộ đăng tải trên cơ sở dữ liệu arXiv, có nghĩa là bài đăng đã được kiểm duyệt nhưng chưa được đánh giá bởi đầy đủ các chuyên gia. Những tác giả của bài đăng thuộc nhóm hợp tác nghiên cứu về sóng FRB/CHIME, nơi đã công bố một loạt các nghiên cứu về sóng FRB trong những năm gần đây.

Tín hiệu được phát hiện là một đợt sóng FRB lặp lại đã được tìm thấy trước đó, FRB 180916.J0158 + 65. Năm ngoái, nhóm nghiên cứu FRB/CHIME đã khám phá ra nguồn gốc của 8 FRB mới, bao gồm cả tín hiệu được đề cập ở trên. Tín hiệu này bắt nguồn từ một thiên hà xoắn ốc khổng lồ cách Trái đất khoảng 500 triệu năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu hy vọng bằng cách lần theo dấu vết của những vụ nổ này, họ có thể xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng. Theo những phát hiện cho đến nay, các FRB đơn lẻ và lặp lại đều có nguồn gốc rất khác nhau, điều này càng làm cho bí ẩn thêm phần huyền bí.

Quá trình các nhà khoa học tìm kiếm nguồn gốc của sóng FRB lặp lại.

Sóng FRB đầu tiên được truy gốc, FRB 121102, có dấu vết từ một thiên hà lùn nhỏ chứa các ngôi sao và kim loại. FRB 180916 có nguồn gốc từ một trong những nhánh xoắn ốc của dải Ngân hà (Milky Way) của chúng ta. Các nhà nghiên cứu cho biết, nó vẫn nằm trong vùng hình thành ngôi sao của nhánh này.

Hiện nay, bằng chứng về một chu kỳ của tín hiệu đã đặt ra nghi vấn về nguyên nhân của những đợt bùng phát năng lượng và cách thức lặp lại của nó.

"Phát hiện ra chu kỳ 16,35 ngày đối với nguồn FRB lặp lại là một đầu mối quan trọng về bản chất của sóng", các nhà khoa học cho biết.

Trong tài liệu được công bố, các nhà nghiên cứu xem xét các nguyên nhân khả thi, như là chuyển động trên quỹ đạo của các ngôi sao hay là các vật thể không gian hoạt động vây quanh các ngôi sao tại phần rìa của thiên hà. Các tác giả của một tài liệu khác, với sự tư vấn của các nhà nghiên cứu phát hiện ra chu kỳ, cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ một sao neutron và hệ thống sao đôi thuộc lớp sao loại nặng O và B sớm.

Sao neutron nhỏ nhất trong vũ trụ, là những tàn dư của siêu tân tinh. Đường kính của chúng tương đương với kích thước của một thành phố như Chicago hay Atlanta của Hoa Kỳ, nhưng lại cực kỳ đặc, với khối lượng lớn hơn Mặt Trời của chúng ta. Những ngôi sao thuộc lớp OB là những sao lớn, nóng, nhưng có vòng đời ngắn. Sự tương tác giữa hai yếu tố này kèm với gió thổi ra từ ngôi sao lớp OB, có thể là nguyên nhân dẫn đến sự lặp lại của chu kỳ FRB.

Hiểu biết về những FRB có thể giúp các nhà thiên văn học nắm rõ hơn về vũ trụ. Càng có nhiều dấu vết về vụ nổ, các nhà khoa học sẽ có thể sử dụng các tín hiệu tốt hơn để định vị nên một bản đồ về cách thức vật chất được phân phối trong vũ trụ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những quan sát trong tương lai có thể giúp họ xác định xem liệu các FRB lặp lại khác có chu kỳ hay không. Bằng cách đó, các nhà khoa học sẽ biết được liệu tính tuần hoàn được khám phá là đặc tính cố hữu hay chỉ là trường hợp ngoại lệ đối với từng FRB.

Giang Vu

Chủ đề khác