VnReview
Hà Nội

Siêu trăng rạng sáng ngày mai 10/3/2020

Hiện tượng siêu trăng sẽ diễn ra nửa đêm nay, rạng sáng ngày mai theo giờ Việt Nam, khi Mặt trăng có thể lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường.

Điều này xảy ra khi Mặt trăng đến gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. Theo NASA, năm 2020 siêu trăng sẽ xảy ra ba lần:

Ngày 9/3, gọi là siêu trăng giun

Ngày 7/4, siêu trăng hồng và ngày 7/5 gọi là siêu trăng hoa.

Siêu trăng tháng Tư mới là trăng lớn nhất của năm, ở vị trí cách Trái đất xấp xỉ 221.800 dặm (356.952km).

Siêu trăng rạng sáng ngày mai

Theo giờ Việt Nam, siêu trăng giun xuất hiện vào đêm 9/3 và rạng sáng ngày 10/3, với đỉnh điểm là 0 giờ 47 phút ngày 10/3. Siêu trăng hồng xuất hiện đêm 7/4 rạng sáng ngày 8/4, nhưng rất tiếc chúng ta không thấy được thời điểm mặt trăng to nhất bởi nó đạt đỉnh vào lúc 9 giờ 35 phút sáng 8/4.

"Siêu trăng" không phải cụm từ chính thức trong thiên văn học mà do nhà chiêm tinh Richard Nolle đặt bởi tên vào năm 1979. Siêu trăng là cụm từ dùng để chỉ những lần trăng tròn mà mặt trăng nằm ở 10% gần trái đất nhất trên quỹ đạo của nó, khiến mặt trăng hiện ra to hơn thường lệ trên bầu trời đêm. Đó là một sự kiện ngoạn mục cho ai muốn săn một tấm ảnh nghệ thuật với mặt trăng, bởi mặt trăng sẽ trông to, rõ hơn bao giờ hết.

"Trăng giun", "trăng hồng" là cách người phương Tây gọi các lần trăng tròn từ thời bộ lạc do nó liên quan đến một hoạt động hay sự kiện gì đó. "Trăng giun" vì rằm tháng 3 là lúc nhiệt độ ấm lên, giun bắt đầu sinh sôi và chim bắt đầu tìm thức ăn. Tháng tư gọi là " trăng hồng" vì đó là mùa của hoa dã quỳ hồng.

Minh Hương

Chủ đề khác