VnReview
Hà Nội

Bạn có biết TFLOP "một nghìn tỉ phép toán dấu chấm động mỗi giây"?

Nếu đang có ý định mua 1 chiếc card đồ họa mới hoặc xem xét đến những thông số cho một thiết bị mới, việc so sánh hiệu năng và diễn giải những con số kỹ thuật khác nhau có thể khiến chúng bối rối. Và một trong những thông số kỹ thuật mà bạn sẽ bắt gặp, đó chính là TFLOP hay còn gọi Teraflop.

Teraflop (TFLOP) là gì?

Tại sao chỉ số Teraflop của thiết bị lại quan trọng? Thực tế, đây là một thông số nhằm đo hiệu năng của GPU và rất quan trọng nếu bạn mua một chiếc Xbox, PlayStation hay những card đồ họa phục vụ cho việc chơi game. Đây là tất cả những thứ bạn cần biết về Teraflop (TFLOP).

Teraflop (TFLOP) là gì?

Teraflop (TFLOP) là gì?

Không như Gigahertz (GHz) được sử dụng để đo tốc độ xung nhịp của bộ xử lý, TFLOP là một phép đo lường toán học trực tiếp về hiệu năng của máy tính.

Cụ thể, Teraflop đề cập đến khả năng của bộ xử lý khi tính toán một nghìn tỉ phép toán dấu chấm động mỗi giây (FLOPS - Floating-point Operations Per Second). Chẳng hạn, khi nói một thứ gì đó có "6 TFLOPS", nó có nghĩa là hệ thống bộ xử lý của nó có thể xử lý trung bình 6 nghìn tỉ phép tính dấu chấm động mỗi dây.

Microsoft xác nhận bộ vi xử lý tùy biến có trên chiếc Xbox Series X mới của mình đạt mức 12TFLOPs, nghĩa là chiếc console này có khả năng thực hiện 12 nghìn tỉ phép tính dấu chấm động mỗi giây. Để dễ hình dung, GPU AMD Radeon Pro bên trong chiếc MacBook Pro 16 inch của Apple có hiệu năng 4 teraflops, trong khi đó, cỗ máy "bào phô-mai" Mac Pro mới lại có sức mạnh lên đến 56 teraflops.

Liệu TFLOPs có quan trọng cho việc chơi game?

Teraflop (TFLOP) là gì?

Microsoft gần đây đã tiết lộ thêm nhiều thông tin chi tiết về chiếc Xbox Series X, tuyên bố rằng bộ xử lý đồ họa của nó có hiệu năng lên đến 12 teraflops. Con số này gấp đôi so với 6 teraflops trên Xbox One X và 8 lần so với những gì mà Xbox One ban đầu có thể làm được. Gã khổng lồ phần mềm đã mô tả đây như là một "bước nhảy vọt về thế hệ thực sự trong khả năng xử lý và đồ họa".

Việc cải thiện khả năng tính toán sẽ rất quan trọng đối với nhiều tựa game, đặc biệt là khi Xbox mới sẽ sử dụng phương pháp DirectX Ray Tracing (dò tia) dựa trên phần cứng. Kết hợp với đó, Microsoft cũng thực hiện một thuật toán tùy biến cho Variable-Rate Shading (VRS) nhằm giúp các cảnh trong game trở nên chân thực và thực tế hơn.

Việc chiếu sáng động một cảnh sẽ cho thấy ánh sáng bị hấp thụ, phản xạ hoặc khúc xạ như thế nào và đòi hỏi đến khả năng của đồ họa là rất nhiều. Chiếc console Xbox Series X này sẽ sử dụng sức mạnh 12 TFLOPs của mình để có thể mang lại cho game thủ một trải nghiệm tuyệt vời hơn nữa.

Phép tính dấu chấm động là gì?

Teraflop (TFLOP) là gì?

Phép tính dấu chấm động (floating-point calculation) là một cách phổ biến để đo sức mạnh tính toán của những chiếc máy tính. Trên thực tế, FLOPs đã là một tiêu chuẩn quốc tế khi nói đến sức mạnh của máy tính.

Dấu chấm động (floating-point), hoặc số "thực", là một tập hợp của mọi số, bao gồm số nguyên, số có dấu thập phân, số vô tỉ như số pi,… Từ khía cạnh tính toán, phép tính dấu chấm động chính là mọi phép tính hữu hạn sử dụng các số dấu chấm động, đặc biệt là số thập phân. Nó hữu ích hơp nhiều so với các phép tính dấu chấm cố định (fixed-point calculation), vốn chỉ sử dụng toàn bộ số nguyên, bởi những công việc mà máy tính thường làm đều liên quan đến số dấu chấm động và tất cả mọi sự phiền phức của chúng trong thế giới thực.

FLOPS đảm nhiệm việc đo lường có bao nhiêu phương trình liên quand dến số dấm chấm động mà bộ xử lý có thể giải quyết trong 1 giây. Có rất nhiều mối bất hòa trong FLOPS mà những thiết bị khác nhau cần đến. Chẳng hạn, một chiếc máy tính truyền thống có thể chỉ cần khoảng 10 FLOPS cho mọi hoạt động của nó. Thế nên, khi đề cập đến megaflops (MFLOPS – một triệu phép tính dấu chấm động), gigaflops (GFLOPS – một tỉ phép tính dấu chấm động) và teraflops (TFLOPS – một nghìn tỉ phép tính dấu chấm động), chúng ta cần phải xem xét nó tương ứng với loại sức mạnh nào.

Các nhà sản xuất thường sử dụng FLOPS như một thông số kỹ thuật trên máy tính nhằm đề cập đến tốc độ của chúng theo một cách phổ quát nhất. Tuy nhiên, nếu bạn có một cỗ máy được xây dựng tùy biến và muốn khoe sức mạnh teraflops của nó, thì đây là một phương trình khá đơn giản mà bạn có thể sử dụng để tính toán con số đó:

Teraflop (TFLOP) là gì?

Vậy có phải con số TFLOPS này càng lớn, thiết bị sẽ càng nhanh và đồ họa càng tốt?

Teraflop (TFLOP) là gì?

Thường là vậy, nhưng không phải luôn luôn. Thực tế, có một số GPU với con số TFLOPS cao hơn nhưng lại hoạt động kém hơn so với những GPI có TFLOPS thấp hơn. Công suất cũng giống như vậy. Chẳng hạn, một chiếc đèn pha và đèn chiếu sáng tập trung sử dụng chung một công suất, nhưng cách hoạt động của chúng lại rất khác nhau và mang đến độ sáng hoàn toàn khác biệt. Tương tự, hiệu năng trong thế giới thực phụ thuộc vào những thứ như cấu trúc của bộ xử lý, frame buffers, tốc độ nhânh cùng các thông số kỹ thuật khác.

Nhưng để đơn giản hóa, hầu hết những thiết bị có TFLOPS lớn hơn sẽ đồng nghĩa với việc nhanh hơn và mang đến đồ họa tốt hơn. Con số này đang ngày càng tăng lên rất ấn tượng. Chỉ vài năm trước đây, những thiết bị tiêu dùng thậm chí còn chẳng thể đạt đến cấp độ TFLOP, giờ đây, chúng ta lại thấy những thiết bị có 6 đến 11 TFLOPS "nhan nhản" khắp nơi. Trong thế giới siêu máy tính, nó thậm chí còn ấn tượng hơn rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu chuyên so sánh thông số kỹ thuật hiện đang thảo luận về những chiếc máy tính có hơn 100 petaflops (1 petaflops = 1000 teraflops). Hiện tại, thiết bị đang giữ kỉ lục về hiệu năng đó chính là chiếc siêu máy tính do IBM chế tạo, được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, với con số lên đến 122,3 petaflops.

Minh Hùng theo Digital Trends

Chủ đề khác