VnReview
Hà Nội

Covid-19: những nước bắt buộc tiêm phòng lao có tỷ lệ tử vong thấp hơn

Một nghiên cứu mới cho thấy các quốc gia có chính sách bắt buộc người dân tiêm vắc-xin phòng chống lao đã ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 ít hơn so với các quốc gia không có các chính sách này.

Nghiên cứu sơ bộ được đăng trên medRxiv, một trang web dành cho những nghiên cứu y khoa chưa được công bố, đã nhận ra các quốc gia yêu cầu công dân tiêm vắc-xin trực khuẩn Calmette-Guerin (BCG) phòng chống bệnh lao có số ca mắc và tử vong vì Covid-19 ít hơn. Mặc dù chỉ mới là phát hiện ban đầu, song các bác sĩ lâm sàng tại ít nhất 6 quốc gia đang tiến hành thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG cho nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi để xem liệu nó có thực sự mang lại một mức độ bảo vệ nào đó chống lại coronavirus mới hay không.

Gonzalo Otazu, trợ lý giáo sư tại Viện Công nghệ New York và là tác giả chính của nghiên cứu, bắt đầu tìm hiểu vấn đề sau khi nhận thấy số lượng ca nhiễm bệnh thấp ở Nhật Bản. Nhật là nước đã báo cáo một số ca nhiễm Covid-19 sớm nhất ngoài Trung Quốc và đã có các biện pháp phong tỏa giống nhiều quốc gia khác đã làm.

Otazu nói rằng còn nhiều nghiên cứu khác cho thấy vắc-xin BCG không chỉ bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn lao mà còn các loại bệnh truyền nhiễm khác. Vì vậy, nhóm của ông đã tổng hợp dữ liệu về những quốc gia có chính sách tiêm vắc-xin BCG phổ quát. Sau đó, họ so sánh số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 để tìm ra mối tương quan mạnh mẽ.

Trong số các quốc gia có số ca nhiễm và tử vong lớn vì Covid-19, Mỹ và Ý là hai nước khuyến nghị người dân tiêm vắc-xin BCG nhưng chỉ dành cho những người có thể gặp rủi ro, trong khi Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Iran và Anh có chính sách tiêm vắc-xin BCG, song chính sách này cũng đã kết thúc chúng từ nhiều năm trước.Trong khi đó, Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu, có chính sách vắc-xin BCG được tuân thủ rất tốt trước năm 1976. Các quốc gia bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi đã kiểm soát được căn bệnh này, có chính sách vắc-xin BCG phổ quát.

Thận trọng

Thế giới đang vật lộn kiểm soát Covid-19. Nhiều loại vắc-xin đang được nghiên cứu, tuy nhiên phải; mất ít nhất hơn một năm nữa mới có thể đưa vào sử dụng và hiệu quả của thuốc sẽ chưa thể biết được ngay mà phải mất mấy tháng sau. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu lại xem xét liệu vắc-xin BCG có thể bảo vệ chống lại Covid-19 hay không.

Một trong những người đầu tiên tiến hành thử nghiệm vắc-xin BCG chống lại coronavirus là Mihai Netea, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Radboud Universty ở Hà Lan. Nhóm của Netea đã có 400 nhân viên y tế tham gia thử nghiệm, 200 người đã tiêm vắc-xin BCG và 200 người nhận được giả dược. Ngoài ra, Mihai Netea cũng sắp bắt đầu một thử nghiệm riêng nghiên cứu tính hiệu quả của vắc-xin BCG trên những người trên 60 tuổi. Các thử nghiệm khác đang diễn ra ở Úc, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ và Hoa Kỳ.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn tìm hiểu hiểu rõ hơn tại sao vắc-xin BCG có thể chống lại không chỉ bệnh lao mà cả các vi khuẩn gây bệnh khác. Công trình kéo dài hàng thập kỷ của Netea cho thấy vắc-xin BCG kích hoạt hệ thống miễn dịch theo cách mà bất cứ khi nào có mầm bệnh tấn công giống như vi khuẩn lao tấn công, nó sẵn sàng giúp hệ thống miễn dịch phản ứng tốt hơn so với những người chưa được tiêm vắc-xin.

Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin BCG được chứng minh là có hiệu quả, thì đó cũng không phải là lý do để người dân có thể dự trữ và tự ý sử dụng.

"Người dân không nên tích trữ hoặc cố gắng tiêm vắc-xin BCG như với giấy vệ sinh", ông Ot Otazu nói. Trong mọi trường hợp, vắc-xin BCG không nên là công cụ duy nhất chiến đấu với Covid-19.

"Không có quốc gia nào trên thế giới kiểm soát được căn bệnh này chỉ vì dân số đã được tiêm BCG bảo vệ", theo ông Ot Otemo. "Giãn cách xã hội, xét nghiệm và cách ly các ca nhiễm là những biện pháp cần phải thực hiện để kiểm soát sự lây lan của bệnh".

Hoàng Lan theo Fortune

Chủ đề khác