VnReview
Hà Nội

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có là lời giải cho đại dịch toàn cầu hiện tại?

Sự hiện diện của kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 có thể mang đến lời giải cho vấn đề, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn cần nhiều dữ liệu hơn.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã cấp "giấy phép sử dụng khẩn cấp" lần đầu tiên cho xét nghiệm nhằm tìm ra các kháng thể chống lại virus corona chủng mới SARS-CoV-2. Quyết định này đến vào thời điểm mà nhiều chuyên gia y tế và các nhà lãnh đạo trên thế giới đang đặt niềm tin rằng khả năng miễn dịch sẽ là điểm kết thúc cho đại dịch. Tại bang Colorado, Mỹ một công ty thử nghiệm kháng thể virus corona, đã tặng một số bộ kit cho Hạt San Miguel nhằm thu thập mẫu thử từ người dân. Ở Ý, các chính trị gia nước này muốn đánh giá tình trạng kháng thể virus để xác định những người có thể quay trở lại làm việc bình thường.

Một vài dự án khảo sát đầy tham vọng nhằm xét nghiệm kháng thể cho SARS-CoV-2 đang được triển khai trên toàn cầu. Dự án Solidarity II của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tiến hành tổng hợp dữ liệu kháng thể từ hơn 6 quốc gia. Bên cạnh đó, Mỹ đang thực hiện một dự án dài hơi nhằm mục đích mang đến góc nhìn toàn cảnh về tỷ lệ kháng thể ở quốc gia này. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thu thập các mẫu thử từ những người hiến máu ở 6 khu vực đô thị lớn tại New York City, Seattle và Minneapolis. Sau đó sẽ mở rộng thành 3 cuộc khảo sát trên quy mô toàn quốc, được hỗ trợ bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), dự kiến tiến hành vào mùa thu năm 2020 và 2021.

Không giống như các xét nghiệm chẩn đoán thông thường, vốn được sử dụng để xác nhận sự hiện diện; hoặc đôi khi là tỷ trọng hoặc số lượng của virus, xét nghiệm kháng thể giúp xác định các trường hợp từng nhiễm virus corona trong quá khứ, ngay cả khi họ chưa từng bộc lộ triệu chứng. Việc áp dụng rộng rãi các xét nghiệm như vậy có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm và của virus trong cộng đồng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể chắc chắn tác dụng thực tế của những xét nghiệm kháng thể này do chức năng miễn dịch của cơ thể luôn hoạt động liên tục. Với một số mầm bệnh, chẳng hạn như virus varicella-zoster (gây bệnh thủy đậu), nhiễm trùng là gần như phổ biến, kéo dài. Vi khuẩn gây bệnh uốn ván Clostridium tetani, gây nhiễm trùng tự nhiên khiến cho cơ thể không thể tự bảo vệ và thậm chí những người được tiêm vắc-xin đối với vi khuẩn này vẫn cần tiêm nhắc lại thường xuyên. Và ví dụ điển hình cho phổ miễn dịch cuối đáng lo ngại này là những người bị nhiễm HIV thường có một lượng lớn kháng thể "ăn không ngồi rồi", không làm gì để ngăn chặn hoặc đẩy lùi chứng bệnh.

Với những hiểu biết sơ bộ hiện tại, chúng ta không rõ COVID-19 rơi vào phổ miễn dịch nào. Mặc dù hầu hết những người mắc SARS-CoV-2 dường như đều tạo ra kháng thể, nhưng theo Dawn Bowdish, giáo sư về bệnh lý và y học phân tử tại Đại học McMaster ở Ontario, Canada chúng ta "chỉ đơn giản là không biết độ hiệu quả của chúng khi hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi sự truyền nhiễm này". Các nhà nghiên cứu đang phải "đau đầu" giải quyết hai câu hỏi: Kháng thể SARS-CoV-2 tồn tại trong bao lâu? Và chúng có giúp cơ thể chống tái nhiễm?

Dường như những bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục có thể sản sinh kháng thể trong ít nhất hai tuần, tuy nhiên vẫn còn thiếu những dữ liệu lâu dài, do đó các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm câu trả lời. Ví dụ như hệ miễn dịch với các virus corona theo mùa (chẳng hạn như những tác nhân gây cảm lạnh thông thường) bắt đầu giảm một vài tuần sau khi nhiễm bệnh và trong vòng một năm, một số người sẽ dễ bị tái nhiễm. Vấn đề này càng đáng lo ngại hơn khi mà các chuyên gia cho biết sẽ khó lòng có được vắc-xin COVID-19 trong vòng 18 tháng tới.

Tuy nhiên, vẫn có những "tia sáng le lói" nhất định đó là giữa SARS-CoV-2 và SARS-CoV, loại virus gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng, hay còn gọi là SARS, có chung một số lượng đáng kể vật liệu di truyền. Xét nghiệm kháng thể cho thấy đỉnh miễn dịch của SARS-CoV vào khoảng 4 tháng và cung cấp khả năng bảo vệ trong khoảng 2 đến 3 năm. Theo Preeti Malani, giám đốc y tế và là giáo sư y khoa tại Đại học Michigan đây là giai đoạn mang đến "một mốc thời gian khá tốt để suy nghĩ về vắc-xin và phương pháp điều trị" cho COVID-19.

Dù thế, ngay cả khi có được các kháng thể cần thiết thì vẫn chưa chắc chắn chúng sẽ ngăn ngừa được nhiễm bệnh trong tương lai. Những gì chúng ta muốn ở đây là các kháng thể trung hòa. Đó là những protein làm giảm và ngăn ngừa nhiễm bệnh cách liên kết với một phần của virus mà chúng kết nối để "giải phóng" các tế bào chủ. Chúng tương đối dễ phát hiện và càng dễ dàng hơn để các nhà phát triển vắc-xin có thể tạo ra giải pháp thay thế: tế bào T của hệ thống miễn dịch. Ngược lại các kháng thể không trung hòa vẫn nhận biết các thành phần của mầm bệnh, nhưng chúng không liên kết hiệu quả và do đó không thể ngăn chặn các tế bào xâm nhập.

Bowdish cho biết "nếu con người có thể tạo ra một cách tự nhiên các kháng thể trung hòa chống lại SARS-CoV-2, thì khi đó tất cả những gì chúng ta cần làm là tìm ra vị trí mà chúng liên kết với virus và nhắm vào một mẫu protein nhỏ, đó sẽ là ‘viên đạn ma thuật' của chúng ta". Đối với SARS-CoV-2, vị trí mục tiêu đó rất có thể là miền liên kết thụ thể (receptor-binding domain RBD) của spike glycoprotein – một protein được gắn vào đường mà virus sử dụng để xâm nhập tế bào. Nhưng theo Bow, đây có thể là một thách thức khác bởi vì hệ thống miễn dịch của cơ thể người vốn không tốt trong việc tạo ra các kháng thể chống lại vật chất bọc đường.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu nhỏ về các tế bào trong các món ăn trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng những vật nhiễm virus SARS-CoV-2 có kích hoạt sản xuất các kháng thể trung hòa. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra các kháng thể như vậy sẽ ngăn ngừa tái nhiễm, ít nhất là trong vòng vài tuần. Hơn nữa, vì một số kháng thể dường như nhận biết và phản ứng với các protein dằm (spike protein) trên nhiều chủng loại virus corona, bao gồm SARS-CoV và MERS-CoV (loại virus gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông, hay MERS), nên các nhà nghiên cứu có thể dựa trên nền tảng kiến thức từ các đợt bùng phát trước đó để nghiên cứu.

Các nghiên cứu về khả năng miễn dịch trong đời sống thực đối SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn sơ bộ và vẫn chưa có kết quả chắc chắn. Một nghiên cứu đã cho thấy không có mối tương quan nào giữa tải lượng virus và sự hiện diện của kháng thể, khiến các tác giả đã đặt cầu hỏi về vai trò thực sự của kháng thể đối với việc làm sạch virus trong cơ thể. Ngoài ra, nghiên cứu bình duyệt đối với SARS-CoV và nghiên cứu sơ bộ đối với SARS-CoV-2 báo cáo rằng một số kháng thể virus corona không trung hòa có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch có hại khi tái nhiễm các mầm bệnh đó hoặc lây nhiễm chéo với các chủng loại virus corona khác. Vì thế, mặc dù có nhiều nghiên cứu mới đầy hứa hẹn, Bowdish vẫn cảnh báo về việc sử dụng xét nghiệm kháng thể cho đến khi các nhà nghiên cứu biết được tỷ lệ sống sót từ những người COVID-19 có tạo ra kháng thể trung hòa.

Trong một tương lai tươi sáng, khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 sẽ giống với những đứa trẻ mắc bệnh thủy đậu. Nghiên cứu ban đầu cho thấy chúng ta đang ở trong một kịch bản rất phức tạp, nhưng sự hợp tác chưa từng có tiền lệ giữa các quốc gia trên thế giới có thể là "chìa khóa" cho khả năng giải quyết vấn đề.

Giang Vu (theo Scientific American)

Chủ đề khác