VnReview
Hà Nội

Mưa sao băng, siêu trăng liên tiếp xuất hiện trong tuần này

Đêm ngày 6/5 rạng sáng ngày 7/5, hai hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trên bầu trời. Đó là mưa sao băng Eta Aquarids được hình thành từ những hạt bụi của sao chổi Halley và siêu trăng cuối cùng của năm 2020.

Mưa sao băng, siêu trăng liên tiếp xuất hiện trong tuần này

Mưa sao băng Eta Aquarids là một mưa sao băng trên mức trung bình, đạt tới 60 sao băng một giờ ở cực điểm. Hầu hết sao băng sẽ quan sát được ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam, tần suất chỉ đạt khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng Eta Aquarids được hình thành từ những hạt bụi của sao chổi Halley – thiên thể được biết đến và quan sát từ thời cổ đại. Mưa sao băng Eta Aquarids thường xảy ra hàng năm từ 29/4 đến 28/5, cực điểm của năm nay vào đêm ngày 6/5, rạng sáng này 7/5 (theo giờ Việt Nam).

Tuy nhiên, siêu trăng xuất hiện có khả năng chặn mất nhiều sao băng năm nay.

Mưa sao băng, siêu trăng liên tiếp xuất hiện trong tuần này

Theo Đài quan sát Hoàng gia ở Greenwich, London, nếu mặt trăng nằm trong khoảng 10% khoảng cách gần nhất với trái đất vào thời điểm trăng tròn, thì nó được coi là siêu trăng. Khi đó, Mặt trăng có thể lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường.

"Siêu trăng" không phải cụm từ chính thức trong thiên văn học mà do nhà chiêm tinh Richard Nolle đặt bởi tên vào năm 1979. Siêu trăng là cụm từ dùng để chỉ những lần trăng tròn mà mặt trăng nằm ở 10% gần trái đất nhất trên quỹ đạo của nó, khiến mặt trăng hiện ra to hơn thường lệ trên bầu trời đêm. Đó là một sự kiện ngoạn mục cho ai muốn săn một tấm ảnh nghệ thuật với mặt trăng, bởi mặt trăng sẽ trông to, rõ hơn bao giờ hết.

Siêu trăng có thể làm cho thủy triều lớn hơn vì chúng ta đều biết rằng thủy triều bị chi phối bởi lực hấp dẫn của mặt trăng, và ở một mức độ thấp hơn là mặt trời. Khi gần Trái Đất, mặt trăng có thể khiến thủy triều cao hơn một chút, và gây ra các biến đổi lớn hơn trong thủy triều.

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, có tuổi đời 4,6 tỉ năm và được hình thành từ 30-50 triệu năm sau khi hệ mặt trời được hình thành.

Mặt trăng nhỏ hơn so với Trái đất và kích thước tương đương với sao Diêm Vương (Pluto). Trong thực tế diện tích bề mặt Mặt Trăng thực sự ít hơn so với diện tích bề mặt của khu vực châu Á - khoảng 14,6 triệu dặm vuông, theo space.com

Khi mặt trăng đối diện với mặt trời, chúng ta thấy trăng tròn như thể được thắp sáng lên bởi mặt trời. Khi ở giữa, chúng ta thấy một mặt trăng lưỡi liềm bởi vì chỉ thấy một lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu.

Mặt trăng cũng có ‘động đất', gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái đất. Các chuyên gia tin rằng mặt trăng có một lõi nóng chảy, tương tự Trái đất.

Tuấn Phan

Chủ đề khác