VnReview
Hà Nội

Top 10 máy bay nhanh nhất thế giới năm 2020

Sự phát triển của nền khoa học hiện đại cũng như sự chạy đua về công nghiệp quốc phòng giữa các quốc gia trên thế giới đã dẫn đến sự bứt phá giới hạn tột bậc của tốc độ máy bay hiện nay.

Để có những chuyến bay tiện lợi và đầy thoải mái như ngày nay, có lẽ chúng ta cần tri ân anh em nhà Wright, những con người dũng cảm và tài năng đã để lại di sản to lớn cho nhân loại. Phát minh của họ giúp chúng ta ngày nay có thể thưởng ngoạn bầu trời hoặc thậm chí là ngoài bầu khí quyển Trái đất.

Kể từ khi con người bắt đầu sử dụng máy bay trong các cuộc chiến tranh, chúng ta đã liên tục thúc đẩy những giới hạn xa nhất trong chế tạo, từ loại thương mại chở hành khách cho đến các máy bay không người lái. Hiện nay, các yếu tố như là độ cao và tốc độ đã không còn là trở ngại nhờ vào công cuộc phát minh ra động cơ phản lực trong nửa sau của thế kỷ 20.

Các nghiên cứu quân sự đã phát triển hầu hết công nghệ hàng không như hệ thống tên lửa, thân máy bay, thùng chất đốt phụ và thiết kế trong các cơ sở nghiên cứu của không quân. Điều này nhằm tạo ra các máy bay chiến đấu tốt hơn, chiếm ưu thế trước kẻ thù.

Năm 1953, chiếc máy bay nhanh nhất thế giới thời điểm đó Hawker Hunter đã phá vỡ kỷ lục khi đạt tốc độ 727.63 dặm/giờ. Tuy nhiên, với nền công nghiệp hàng không hiện đại, các máy bay sau này đã có thể đạt được tốc độ siêu thanh một cách dễ dàng.

Nhưng còn các máy bay chiến đấu thì sao, chúng bay nhanh đến mức độ nào?

Tùy thuộc vào độ cao, máy bay chiến đấu có thể đạt vận tốc trong khoảng từ 650 dặm/giờ đến hơn 1.400 dặm/giờ. Có nhiều loại cực kỳ ấn tượng có thể kể đến như: máy bay chiến đấu tầm trung, máy bay tiêm kích, máy bay đa năng, máy bay trinh sát và giám sát, máy bay cường kích…

Trong số đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểm về danh sách 10 mẫu máy bay nhanh nhất thế giới hiện nay:

10. Sukhoi Su-27

- Tốc độ tối đa: 2.500 km/h.

Su-27 (tên ký hiệu của NATO: Su-27 Flanker) là máy bay tiêm kích siêu cơ động từ thời Liên Xô cũ với thiết kế hai động cơ có khả năng đạt tốc độ cực đại;Mach 2.35 (2.500 km/h).

Máy bay được thiết kế cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, các biến thể tiếp sau đó của nó đều có thể thực hiện hầu hết các hoạt động tác chiến trên không. Liên Xô đã chế tạo Su-27 để đối đầu trực tiếp với những loại máy bay chiến đấu mới thuộc thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 Eagle hay Grumman F-14 Tomcat.

Su-27 được trang bị một pháo đơn 30 mm và 10 điểm treo tên lửa "không đối không", tầm nhiệt, tầm gần và tầm trung. Nó có nhiều biến thể khác biệt đã mang lại nhiều chiến công cũng như có độ phổ biến rộng. Một trong số đó có thể kể đến như là máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57, hiện nay vẫn nằm trong danh sách những máy bay hiện đại hàng đầu.

9. General Dynamics F-111 Aardvark

- Tốc độ tối đa: 2.655 km/h.

F-111 là mẫu máy bay tấn công chiến thuật tầm trung, siêu thanh của Mỹ và hiện đã được cho nghỉ hưu.

Không chỉ phục vụ nhiệm vụ tấn công chiến thuật, F-111 còn thực hiện các dạng nhiệm vụ khác như ném bom hạt nhân chiến lược, nhận diện trên không và tác chiến điện tử.

Đây là mẫu máy bay tiên phong trong một số công nghệ sản xuất, bao gồm thiết kế cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp cánh xòe), động cơ phản lực quạt ép có đốt sau và radar theo dõi địa hình tự động để bay tốc độ cao ở tầm thấp. Các thiết kế đó đã được kế thừa và trở nên phổ biến sau này, đáng chú ý là kiểu cánh cụp cánh xòe với một tính năng tiên tiến của nó.

Thiết kế cánh có góc cụp biến đổi là cần thiết bởi vì vào những năm 1960, các máy bay ngày càng gia tăng trọng lượng và cần đến một thiết kế mới giúp cất cánh tốt hơn. Cánh rộng hơn cung cấp động lực lớn dù trong tình trạng độ cao và tốc độ thấp hơn. Cơ chế này giúp mang đến tốc độ tối đa và khả năng cơ động dù với trọng tải nặng, công suất tầm xa và khả năng cất cánh, hạ cánh trong khoảng cách ngắn.

8. McDonnell Douglas F-15 Eagle

- Tốc độ tối đa: 3.017 km/h.

Thậm chí đến ngày nay, hầu hết mọi người đều coi F-15 là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất và máy bay phản lực nhanh nhất từng được tạo ra. Nó vẫn đang phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ.

Eagle có động cơ đôi và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng gần 1:1, có thể đẩy máy bay với khối lượng 18 tấn vượt qua 2,5 lần tốc độ âm thanh. Nó được phát triển vào năm 1976 nhằm chống lại ưu thế trên không của Nga và sẽ tiếp tục phục vụ trong lực lượng không quân cho đến năm 2025.

Gần 1200 chiếc F-15 đã được chế tạo và xuất khẩu sang Nhật Bản, Ả Rập Saudi và Israel cùng với các quốc gia khác. Lúc đầu, nó được thiết kế dưới dạng máy bay chiếm ưu thế trên không nhưng sau đó được chuyển sang dạng biến thể không đối đất, F-15E Strike Eagle.

F-15 có thể mang 11 giá treo với một loạt tên lửa Sparrow, Sidewinder, 120-AMRAAM, tên lửa tự hành. Cùng với khẩu pháo nòng xoay M61A1 Vulcan 20 mm và tốc độ khủng khiếp, không có gì ngạc nhiên khi F-15 là một nỗi khiếp sợ với hơn 100 chiến thắng được xác nhận.

7. Mikoyan MiG-31

- Tốc độ tối đa: 3.000 km/h.

Mikoyan đã phát triển chiếc máy bay này để thay thế cho mẫu máy bay tiêm kích MiG-25 "Foxbat" trước đó.

MiG-31 được tạo ra dựa trên thiết kế của những "người tiền nhiệm" là MiG-25 và MiG-29 và có cùng chung nhiều đặc điểm. Đây là một trong những chiếc máy bay nhanh nhất thế giới trước đây và cả bây giờ với tốc độ lên tới Mach 2.83 (2171.372 dặm/giờ) ở tầm cao.

MiG-31 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực D30-F6, lực đẩy mỗi động cơ là 152 kN, cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1.23 (932 dặm/giờ) ở độ cao thấp.

Đây là một trong những máy bay đầu tiên được trang bị hệ thống radar quét mạng pha và tính đến năm 2013, MiG-31 là một trong hai máy bay chiến đấu có khả năng tự do bắn tên lửa tầm xa "không đối không". Ngoài ra, MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị Zaslon S-800, một radar quét pha điện tử bị động (Passive Electronically Scanned Array - PESA). Tầm hoạt động của nó chống lại các mục tiêu máy bay chiến đấu là khoảng 200 km, và có thể cùng lúc lần theo dấu vết 10 mục tiêu và tấn công bốn mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33.

Máy bay được sản xuất từ ​​năm 1975, không quân Nga và không quân Kazakhstan vẫn đang sử dụng MiG-31 và sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2030 hoặc có thể là sau đó.

6. North American XB-70 Valkyrie

- Tốc độ tối đa: 3.309 km/h.

North American Aviation XB-70 Valkyrie là mô hình nguyên mẫu của máy bay ném bom chiến lược vũ trang hạt nhân, xuyên sâu của Không quân Mỹ, B-70.

Vào cuối những năm 1950, Liên Xô đã trình làng các tên lửa đất đối không đầu tiên, điều này gây nên mối đe dọa cho khả năng bất khả xâm phạm của B-70. Sau đó, Không quân Mỹ (USAF) đã phải thực hiện các nhiệm vụ của họ ở độ cao thấp, nơi tầm nhìn của radar tên lửa bị giới hạn vì các đặc điểm địa lý của địa hình.

B-70 được bổ sung một số tính năng trong vai trò thâm nhập cấp thấp so với mẫu B-52 vốn được cho là sẽ bị thay thế vì đắt tiền nhưng chỉ có tầm bắn thấp.

Ở tốc độ cao, nhằm sử dụng có hiệu quả trường áp suất đằng sau sóng xung kích mạnh mẽ, cánh của máy bay đã được chế tạo vồng lên bên trong. Các phần bên ngoài của cánh có bản lề và có thể được xoay xuống tới 65 độ, hoạt động gần như một thiết bị biến đổi.

Sự cải thiện về ổn định hướng ở vận tốc siêu âm đã giúp chuyển phần trung tâm sang vị trí thuận lợi hơn khi đạt tốc độ cao nhất và tăng cường hiệu ứng nâng nén.

5. Bell X-2

- Tốc độ tối đa: 3.370 km/h.

Đây là mẫu máy bay phục vụ nghiên cứu trong thời gian ngắn nhất của Mỹ, bay lần đầu tiên vào năm 1955 và nghỉ hưu năm 1956.

Nghiên cứu thuộc một phần của chương trình X-2, ý nghĩa điều tra của nó là để đánh giá đặc tính của những chiếc máy bay ở dải tốc độ lớn hơn Mach 2.0.

Không trang bị những vũ khí như hệ thống phóng tên lửa, Bell X-2 có thiết kế cánh quét ngược có thể tạo sức cản không khí nhỏ và đạt vận tốc đáng kinh ngạc Mach 3.196 vào năm 1956. Tuy nhiên, lúc đó phi công đã vô tình thực hiện một cú ngoặt mạnh ngay sau khi đạt tốc độ cao và mất khả năng kiểm soát, buộc phải nhảy khẩn cấp khỏi máy bay. Thật không may, tai nạn chết người đã xảy ra vì anh ta chạm mặt đất quá nhanh. Chương trình Starbuster sau đó buộc phải dừng lại.

4. Mikoyan MiG-25 (tên ký hiệu của NATO: Foxbat)

- Tốc độ tối đa: 3.494 km/h.

Đây là một trong những máy bay phản lực quân sự nhanh nhất của Liên Xô cũ.

Nó được phát triển nhằm đánh chặn máy bay chiến đấu của Mỹ trong chiến tranh lạnh như là Blackbird SR 71 Blackbird và máy bay do thám.

Không giống như Blackbird, Foxbat được trang bị 4 tên lửa "không đối không" khiến nó trở thành một máy bay đánh chặn thay vì máy bay do thám. Dù chưa bao giờ bắn hạ Blackbird, nhưng nó đã có nhiều đóng góp hiệu quả cho các nhiệm vụ khác, ví dụ như trong cuộc xung đột giữa Iran và Iraq.

Từ năm 1964 đến 1984, hơn 1100 Foxbat đã được chế tạo, nhưng ngày nay nó chỉ phục vụ với số lượng hạn chế, với Nga, Syria, Algeria và Turkmenistan là những quốc gia duy nhất sử dụng.

3. Lockheed YF-12

- Tốc độ tối đa: 3.661 km/h.

Lockheed YF-12 là một nguyên mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn do công ty Lockheed Martin phát triển, được thử nghiệm vào những năm 1960 bởi Không quân Mỹ.

YF-12 và SR 71 có khá nhiều điểm tương đồng vì có chung nhà thiết kế là Clarence "Kelly" Johnson. Đây là máy bay đánh chặn lớn nhất, nặng nhất và nhanh nhất trên thế giới cho đến nay.

Nó đã thiết lập và giữ kỷ lục máy bay nhanh nhất thế giới, hơn 2000 dặm/giờ và kỷ lục độ cao là hơn 80.000 feet (24.000 m) (sau này bị "xoán ngôi" bởi SR 71 Blackbird).

2. Lockheed SR-71 Blackbird

- Tốc độ tối đa: 3.529 km/h.

SR 71 Blackbird là mẫu máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới. Cả USAF và NASA đều sử dụng SR 71 Blackbird sau khi nó được ra mắt vào năm 1966. Hiện nay, nó vẫn giữ kỷ lục tốc độ thế giới cho máy bay có người lái nhanh nhất.

32 chiếc Blackbird đã được chế tạo hoàn chỉnh và phục vụ cho trinh sát và nghiên cứu thử nghiệm. Được trang bị công nghệ tàng hình, ngay cả khi bị máy bay chiến đấu của kẻ thù phát hiện, nó vẫn có thể trốn thoát dễ dàng với tốc độ đáng kinh ngạc của mình. SR 71 Blackbird có thể dễ dàng vượt qua các máy bay đánh chặn hoặc tên lửa đất đối không được phóng về phía nó.

Blackbird nhanh đến mức không có thời gian để không khí phía trước nó lướt qua, do đó làm tăng áp lực ở phần gần mũi, tăng nhiệt độ bên trong vì có quá nhiều ma sát.

Nhiệt độ của một máy bay phản lực chiến đấu đôi khi sẽ đạt đến mức rất cao, làm giãn nở kim loại, do đó nó được cấu tạo bởi các bộ phận nhỏ. Bởi vì lý do này, khi đứng yên không bay, SR-71 hay bị rò rỉ nhiên liệu.

SR-71 Blackbird có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 3.5 (khoảng 4321,8 km/h). Người kế nhiệm của nó, máy bay do thám 72 mới, sẽ là máy bay không người lái siêu âm đạt Mach 6 hoặc 4.500 dặm/giờ.

1. North American X-15

- Tốc độ tối đa: 7.274 km/h.

Là một phần của loạt máy bay thử nghiệm, North American X-15 được vận hành bởi động cơ tên lửa siêu thanh.

Tốc độ tối đa của nó là Mach 6.70 (khoảng 7.200 km/h), được điều khiển bởi phi hành gia William J Chevalier vào ngày 3 tháng 10 năm 1967.

Để ổn định máy bay ở siêu độ cao, các nhà thiết kế đã phải tạo ra một cái đuôi nêm lớn với đôi cánh rộng nhỏ. Tuy nhiên, điều này lại có nhược điểm là ở độ cao thấp hơn, lực cản từ một cái đuôi như vậy sẽ rất lớn.

Để hoạt động, một chiếc máy bay B-52 sẽ trợ giúp mang X15 lên độ cao xấp xỉ 14.000 mét, sau đó động cơ của nó được kích hoạt trước khi thả ra. Máy phóng tên lửa sẽ được sử dụng để điều hướng X15 khi hoạt động ở tốc độ cực cao như vậy. Sử dụng các phương pháp điều hướng truyền thống (trượt qua vây) có thể gây nổ (vì lực sẽ xé toạc hoặc làm xáo trộn vận tốc định hướng của nó).

Tất cả những yếu tố này cho phép X-15 đạt được độ cao hơn 100 km, đây là một trong những kỷ lục thế giới của nó.

Nhìn chung, X-15 đã đạt được ba kỷ lục thế giới:

1. Là phi thuyền đầu tiên thực hiện chuyến bay ra ngoài bầu khí quyển Trái đất.

2. Đạt đến độ cao hơn 100 km.

3. Bay hơn sáu lần tốc độ âm thanh (Mach 6.70).

North American X-15 là máy bay nhanh nhất thế giới từng được chế tạo với tốc độ tối đa 4520 dặm/giờ.

Giang Vu theo PickyTop

Chủ đề khác