VnReview
Hà Nội

Đúng vậy, chúng ta đã nhìn thấy bề mặt Sao Kim

Venera là một loạt các vệ tinh được Liên Xô phóng vào không gian những năm 1970 và 1980 để nghiên cứu môi trường Sao Kim, hay sao Thái Bạch, hành tinh thứ hai trong Hệ mặt trời.

Đây cũng là chương trình nhằm mục đích gửi về Trái đất những hình ảnh đầu tiên về bề mặt của một hành tinh khác. Trong suốt chương trình, 13 tàu thăm dò đã tiếp cận thành công Sao Kim và truyền dữ liệu về hành tinh hàng xóm, 8 tàu thăm dò đã hạ cánh thành công trên bề mặt và 4 đã gửi về những hình ảnh khá nổi bật.

Venera 7, tàu vũ trụ quỹ đạo đầu tiên có tàu đổ bộ, được phóng vào ngày 17/8/1970. Sau 4 tháng quá cảnh tới Sao Kim, tàu thăm dò đã tách rời quỹ đạo vào ngày 15/12 và lao vào bầu khí quyển dày đặc mây acid sulfuric của Sao Kim. Sau một thời gian hãm khí động học, phần trên và tấm chắn nhiệt được giải phóng, tàu vũ trụ lộ ra và tàu ​​đổ bộ được giảm tốc nhờ một chiếc dù bung ra. Chiếc dù đã được bung ra 6 phút sau đó; Bầu không khí dày đặc của Sao Kim đủ để làm chậm tàu ​​đổ bộ trong 29 phút cuối cùng. Nó hạ cánh thành công. Dữ liệu được truyền từ bề mặt Sao Kim về trong một giây trước khi mất tín hiệu. Những phân tích sau đó cho thấy tàu thăm dò đã thực sự truyền dữ liệu trong 23 phút trước khi chịu thua môi trường Sao Kim.

Tiếp đến là Venera 8, phóng ngày 27/3/1972. Nó đã tới Sao Kim vào ngày 22/7/1972 và một khi nó chạm đến bề mặt hành tinh này, nó đã gửi về dữ liệu trong 63 phút.

Đúng vậy, chúng ta đã nhìn thấy bề mặt Sao Kim

Hình chụp bề mặt Sao Kim do tàu Verena 9 và Verena 10 gửi về.

Venera 9, phóng ngày 8/6/1975, là nhiệm vụ đầu tiên nỗ lực chụp một bức ảnh trên bề mặt sao Kim. Mặc dù tàu thăm dò đã hạ cánh tốt vào ngày 22/10, nhưng chỉ có một trong hai nắp ống kính trên hai máy ảnh tách biệt hoạt động. Do đó, thay vì chụp được một bức ảnh toàn cảnh 360 độ xung quanh tàu đổ bộ như kế hoạch, thì chúng ta chỉ có một hình ảnh 180 độ.

Venera 10 theo bước chân Venera 9, chạm tới bề mặt Sao Kim vào ngày 25/10. Một lần nữa, chỉ một trong các nắp ống kính được phân tách đúng cách và gửi trả lại hình ảnh toàn cảnh 180 độ trước khi bặt tin sau 65 phút trên bề mặt. (Ảnh toàn cảnh của Venera 9 là hình ảnh trên và Venera 10 là hình ảnh dưới).

Hai sứ mệnh tiếp theo chỉ thành công một phần. Venera 11 hạ cánh vào ngày 25/12 và Venera 12 hạ cánh vào ngày 21/12, cả hai đều trong năm 1978. Nhưng trong cả hai trường hợp, vấn đề nắp ống kính lại xảy ra. Trong hai nhiệm vụ này, cả hai nắp ống kính trên máy ảnh đều không thể tách rời, vì vậy cả hai đều không thể chụp ảnh bề mặt Sao Kim.

Đúng vậy, chúng ta đã nhìn thấy bề mặt Sao Kim

Ảnh chụp từ camera Verena 13 bên trái

Ảnh chụp từ camera Verena 13 bên trái

Ảnh chụp từ camera Verena 13 bên phải

Venera 13 ra mắt vào ngày 30/10/1981 và hạ cánh trên Sao Kim vào ngày 1/3/1982. Khi ở trên bề mặt Sao Kim, các máy ảnh bắt đầu chụp một bức tranh toàn cảnh xung quanh tàu đổ bộ. Tàu vũ trụ đã sống sót trên bề mặt Sao Kim 127 phút trước khi mất tín hiệu do sức nóng khủng khiếp, áp suất và những điều kiện khắc nghiệt khác.

Sao Kim có nhiệt độ bề mặt cực kỳ cao, có thể lên tới 870 độ F (470 độ C), sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi. Áp suất không khí trên bề mặt Sao Kim cực lớn, cao hơn khoảng 92 lần áp suất của mực nước biển trên Trái Đất. Để so sánh, áp suất trên Sao Kim tinh tương đương với áp suất nước đại dương Trái Đất ở độ sâu 1km.

Venera 14 là sứ mệnh cuối cùng. Nó hạ cánh hôm 4/11/1982 và chỉ sống sót được có 57 phút.

Vì vậy, những hình ảnh từ bề mặt sao Kim có thể không tuyệt vời như các vũng nước mà chúng ta có trên sao Hỏa, nhưng khi bạn nghĩ về môi trường mà những con tàu đổ bộ phải sống sót để chụp những bức ảnh đó - nhiệt độ lên tới 470 độ C;và áp suất khí quyển 92 lần những gì chúng ta cảm thấy trên Trái đất - chúng trở nên đẹp đến khó tin. Có phải đã đến lúc chúng ta dành sự quan tâm nhiều hơn cho Sao Kim?

Nghĩa Hưng theo Popsci

Chủ đề khác