VnReview
Hà Nội

Thang đo Bloom qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Câu chuyện đồ chơi" năm 1995 (phần 1)

Bloom là một thang đo các mục tiêu giáo dục được một nhóm nhà tâm lý giáo dục công bố lần đầu năm 1956, được cải tiến và phổ biến rộng rãi trên thế giới vào năm 2001. 6 mức độ trong thang đo Bloom chính là quá trình phát triển nhận thức tự nhiên của con người chúng ta khi tìm hiểu một lĩnh vực nào đó.

Để dạy học sinh hiểu rõ về Bloom, một số giáo viên trên thế giới đã chọn lọc giới thiệu các trích đoạn phim ảnh thể hiện sự khám phá của các nhân vật trên phim diễn ra theo đúng trình tự của thang đo Bloom. Một trong số đó là bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Câu chuyện đồ chơi" (Toy Story) 1 năm 1995 của hãng Pixar.;

Loạt bài hai phần dưới đây là hai trích đoạn từ "Câu chuyện đồ chơi" cho thấy các đồ chơi cũng khám phá và học hỏi theo trình tự nhận thức của thang đo Bloom.

"Kim tự tháp" nhận thức Bloom là gì? Vì sao công cụ này sẽ giúp bạn học nhanh hơn? (Kỳ 2)

Sáng tạo quan trọng hơn kiến thức? Những "phiên bản" khung nhận thức Bloom mới giúp bạn học tốt hơn

Code, Harry Porter và thang đo học tập Bloom - những ý tưởng này khiến bạn liên tưởng đến điều gì?

Câu chuyện đồ chơi 4' - Cuộc trở lại bất ngờ và đầy ngọt ngào

Thang đo Bloom cổ điển năm 1956 gồm 6 cấp độ: Kiến thức (knowledge), lĩnh hội (comprehension), vận dụng (comprehension), phân tích (analysis), tổng hợp (synthesis), đánh giá (evaluation).

Phiên bản 1956 có khác biệt so với bản cải tiến 2001 là dùng danh từ thay vì động từ, không có cấp sáng tạo mà thay vào đó là cấp tổng hợp, và tổng hợp đi trước đánh giá. Trong phiên bản 2001, sáng tạo (creating) là cấp cao nhất, và đánh giá diễn ra trước sáng tạo.

Thang đo Bloom năm 1956 (trái) và 2001 (phải) (Ảnh: Azizeh Chalak)

Đoạn clip đầu tiên do nhóm tác giả Brittany Welch thực hiện là một cảnh ở đầu phim, khi chàng cảnh sát vũ trụ-đồ chơi mới Buzz Lightyear làm quen với các đồ chơi cũ của cậu chủ Andy. Đoạn trích chỉ hơn 3 phút nhưng thể hiện đầy đủ cả 6 cấp độ của thang Bloom phiên bản cổ điển từ kiến thức đến sáng tạo.

Kiến thức (knowledge)

Sử dụng thông tin đã biết để liên hệ tới một khái niệm mới.

Ví dụ: Buzz và các đồ chơi nhớ lại chúng đến từ đâu.

Búp bê cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear là đồ chơi mới mà cậu bé Andy được mẹ tặng nhân ngày sinh nhật 6 tuổi. Trước các đồ chơi cũ của Andy, Buzz tự giới thiệu mình đến từ Gamma Quadrant ở tiểu khu 4. Anh là một chiến binh tinh nhuệ của đội quân bảo vệ vũ trụ thuộc Quân đoàn Biệt kích Không gian (Space Ranger Corps). Nhiệm vụ của anh là bảo vệ dải ngân hà trước nguy cơ xâm lăng của Chúa quỷ Zurg, đối thủ truyền kiếp của Liên minh Dải ngân hà (Galactic Alliance).

Ngài đầu khoai tây (Potato Head) đến từ Playskool, còn khủng long xanh Rex đến từ Mattel, đúng hơn là một công ty nhỏ hơn được Mattel mua lại.

Playskool và Mattel là những công ty sản xuất đồ chơi nổi tiếng ở Mỹ.

Lĩnh hội (comprehension)

Giải thích một khái niệm mới bằng cách diễn giải ý nghĩa của khái niệm.

Ví dụ: Buzz khoe hệ thống âm thanh của mình và các đồ chơi liên tưởng tới hệ thống của Woody.

Khủng long Rex hỏi Buzz nút đỏ nhỏ trên ngực phải của anh để làm gì, Buzz nhấn nút cho các đồ chơi thấy. Potato Head và chú chó lò xo Slinky so sánh nút của Woody với Buzz, nói nút của Woody chỉ là sợi dây kéo, tiếng kêu như tiếng xe hơi chạy qua, còn heo đất Hamm đánh giá nút của Buzz là một hệ thống âm thanh chất lượng, có thể là hoàn toàn bằng dây đồng.

Áp dụng (Application)

Trình bày hiểu biết về một khái niệm mới bằng cách cho thấy cách áp dụng hay chứng minh khái niệm đó.

Ví dụ: Một đồ chơi nhấn vào phần laser của Buzz và Woody giảii thích đó chỉ là một bóng đèn chớp sáng.

Chó Slinky táy máy nhấn vào nút đỏ trên tay phải Buzz. Buzz nói Slinky nên cẩn thận tránh xa đường bắn laser của anh. Woody ghen tỵ, cho rằng đó không phải laser mà chỉ là một bóng đèn nhỏ chớp sáng.

(Ảnh: Twitter) 

Phân tích (Analysis)

Khảo sát khái niệm mới và xác định cách mỗi thành phần kết hợp với nhau để tạo nên cái toàn thể.

Ví dụ: Buzz cho ví dụ về đôi cánh của anh và giải thích chúng được làm từ cái gì.

Khủng long Rex hỏi Buzz nhiệm vụ của Biệt kích Không gian là gì. Woody tức giận, nói Buzz không phải là Biệt kích Không gian vì anh ta không thể bay. Buzz liền nhấn nút đỏ bên ngực trái để bung đôi cánh của anh. Các đồ chơi trầm trồ kinh ngạc, ngưỡng mộ đôi cánh lớn đầy ấn tượng của Buzz. Woody vẫn khăng khăng cho rằng Buzz không thể bay, đó chỉ là đôi cánh bằng nhựa. Buzz giải thích anh có thể bay, và đôi cánh làm bằng hợp kim carbon-terrilium (một sáng tạo của các nhà biên kịch!).

Tổng hợp (Synthesis)

Sáng tạo ra một khái niệm hoặc ý tưởng mới từ các thành phần của khái niệm ban đầu.

Ví dụ: Buzz bay vòng quanh phòng để chứng minh anh chàng cao bồi Woody đã sai.

Từ trên giường cao, Buzz nhắm mắt lại bay xuống, đâm vào một quả bóng cao su lớn, bật ngược lại lên trên, hạ cánh lên một chiếc xe hơi đồ chơi, đi qua vòng tròn giống cầu tuột, rồi lại bay lên trần nhà, lượn quanh phòng vài vòng. Anh đáp xuống trước Woody và các đồ chơi một cách hoàn hảo và mở mắt ra.

Đánh giá (Evaluation)

Đánh giá giá trị của khái niệm và nêu ra nhận xét khái niệm đó có khả thi hay không.

Ví dụ: Các đồ chơi chúc mừng thành tích bay của Buzz.

Các đồ chơi cùng vỗ tay hoan hô Buzz. Rex khen anh bay rất tuyệt. Potato Head thầm thì với Buzz là các cô búp bê sẽ bám đuôi anh và hỏi Buzz dạy mình bay được không. Chỉ có Woody vẫn ghen tỵ, cho rằng đó không phải là bay mà chỉ là một cú ngã điệu nghệ (!).

(còn tiếp)

Linh Trần

Chủ đề khác