VnReview
Hà Nội

Kính thiên văn Hubble chụp được khoảnh khắc tuyệt đẹp về hàng ngàn ngôi sao

Có lẽ hiếm khi chúng ta mới được nhìn thấy được cảnh tượng tuyệt đẹp về những cụm sao ngoài vũ trụ được ghi lại thông qua lăng kính của kính viễn vọng Hubble.

Theo cơ quan vũ trụ, kính viễn vọng không gian Hubble mới đây đã chia sẻ về Trái Đất một bức hình chụp hàng tỷ ngôi sao lấp lánh với nhiều màu sắc khác nhau. Những ngôi sao có kích thước từ nhỏ đến rất lớn, vẽ lên một bức tranh đầy màu sắc về các thiên thể nằm gần nhau.

Kính viễn vọng không gian Hubble đã quay quanh Trái Đất trong nhiều thập kỷ và giúp con người ghi lại những quan sát tuyệt đẹp về vũ trụ xung quanh chúng ta. Mặc dù đã gần hết vòng đời nhưng nó vẫn tiếp tục cho thấy giá trị của nó khi gửi về thêm nhiều bức ảnh đáng chú ý về không gian ngoài vũ trụ.

Một trong những bức ảnh như vậy đã được NASA chia sẻ mới đây. Bức ảnh ấn tượng trong bài viết này là sự kết hợp của nhiều bức hình nhỏ khác nhau, chụp về một cụm sao cầu có tên NGC 1805. Cụm sao có thể nhìn thấy từ Nam bán cầu trong chòm sao "Dorado".

(Click vào ảnh để xem ảnh phóng to)

Cụm sao này rất đáng chú ý vì các ngôi sao ở khá gần nhau. Nhưng NASA cho biết, chúng không nằm gần các hành tinh của chúng ta. NASA so sánh quỹ đạo gần của các ngôi sao giống với cách đàn ong bay xung quanh tổ ong. Nhưng sẽ khó có khả năng các ngôi sao ở trung tâm và sẽ có các hành tinh quay xung quanh vì chúng gần nhau hơn từ 100-1000 lần so với các ngôi sao gần nhất là Mặt trời.

NASA giải thích rằng, cụm sao NGC 1805 trong bức hình này khá bất thường vì nó có hai quần thể sao cách nhau hàng triệu năm.

Điều này khác với các cụm sao cầu điển hình, thường có nhiều ngôi sao được sinh ra cùng một lúc. Tính chất độc đáo của cụm sao này khiến những bức hình về nó có giá trị hơn bao giờ hết đối với các nhà khoa học, đặc biệt trong nghiên cứu sự tiến hóa của các ngôi sao và các yếu tố dẫn đến việc chúng chết và biến thành sao lùn trắng.

Được biết công nghệ camera của Hubble cho phép nó thu được các bước sóng ánh sáng khác nhau. Kết quả là màu sắc của các ngôi sao trải dài từ màu nâu nhạt đến màu xanh lam/xanh lục vô cùng nổi bật. Các ngôi sao màu xanh lam hiển thị ánh sáng gần như tia cực tím, trong khi các ngôi sao màu đỏ hiển thị ánh sáng gần giống tia hồng ngoại và ánh sáng đỏ.

Hầu hết đài quan sát trên mặt đất không thể quan sát các ngôi sao phát ra tia cực tím vì bầu khí quyển sẽ hấp thụ ánh sáng đó. Chính vì vậy chỉ có kính thiên văn Hubble ở ngoài Trái Đất mới có thể quan sát được chi tiết nhất màu sắc của các ngôi sao.

Tiến Thanh tổng hợp

Chủ đề khác