VnReview
Hà Nội

Kính chống ánh sáng xanh có thực sự giúp người đeo cân bằng chu kỳ giấc ngủ?

Các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe như trà giải độc hay nước tăng lực đa phần đều dựa trên sự thiếu hiểu biết về khoa học thần kinh mà đưa ra lợi ích và tuyên bố "thần thánh".

Song, một vài công dụng trong số đó là vô căn cứ, hoặc thậm chí hoàn toàn là bịa đặt

Cây viết Misha Ketchell đến từ trang The Conversation đã có đồ án nghiên cứu tiến sĩ về lĩnh vực xử lý hình ảnh của người. Nhưng với cái nhìn bao quát toàn bộ công trình, anh nhận ra mình đang đi sâu vào những khía cạnh cơ bản thuộc giải phẫu não, kết nối và giao tiếp. Trong đó, Ketchell đã tìm ra một chức năng cụ thể của hệ thống giao tiếp - phân tử phát hiện ánh sáng xanh melanopsin.

Ở người, melanopsin chỉ tồn tại giới hạn ở một nhóm tế bào thần kinh trong mắt. Nhóm này tác động chủ yếu đến cấu trúc nhân siêu vi trong não, hay hiểu đơn giản là đồng hồ sinh học của cơ thể, thứ quyết định phần lớn chất lượng giấc ngủ.

Đây là nơi bắt nguồn quan niệm ánh sáng xanh gây tác động xấu đến chu kỳ giấc ngủ và nhịp sinh học của con người, đồng thời cũng là lý do vì sao nhiều nhà sản xuất thấu kính cho ra mắt loại kính lọc ánh sáng xanh. Trong đó, công dụng được nhắc đến nhiều nhất là giúp khôi phục chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.

Trên thị trường, thấu kính lọc ánh sáng xanh được tuyên bố là có thể "chữa bá bệnh" cho rất nhiều vấn đề thị lực, từ bảo vệ võng mạc, chống thoái hóa điểm vàng, giảm đau đầu đến phòng ngừa ung thư mắt.

Tuy nhiên hiện tại, các bác sĩ nhãn khoa đều đồng ý rằng "vẫn còn thiếu bằng chứng lâm sàng có độ chính xác cao khẳng định tác dụng mà kính lọc ánh sáng xanh mang lại, như giảm mỏi mắt, nâng cao chất lượng giấc ngủ hay duy trì sức khỏe điểm vàng là có đúng hay không".

Tương tự như hoạt động của bất kỳ hệ thống sinh học nào, sự đóng góp của melanopsin đối với thị lực người phức tạp hơn những gì nó vốn có. Ví dụ, melanopsin – giống như các phân tử nhạy cảm với ánh sáng khác trong mắt chúng ta – có thể tác động đến hoạt động thần kinh bên cạnh ánh sáng xanh. Điều đó đồng nghĩa với việc ngoài ánh sáng xanh, các bước sóng ánh sáng khác cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, nhưng ở mức độ thấp hơn.

Vậy thủ phạm thực sự phía sau của tác động ánh sáng xanh mang đến cho chủ kỳ giấc ngủ là gì? Liệu có đúng khi tuyên bố rằng chỉ có ánh sáng xanh là gây hại, cũng như vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn là do chúng ta thường xuyên thức khuya và sử dụng thiết bị công nghệ hay không?

Dường như giới khoa học chưa có bất kỳ bằng chứng nào khẳng định tác động đáng kể mà thấu kính chặn ánh sáng xanh mang lại. Và nếu bạn vẫn thức khuya thì thấu kính chặn ánh sáng xanh không giúp bạn dễ ngủ hơn và có giấc ngủ sâu hơn. Một số nghiên cứu đã lý giải rằng việc mắt bị kích ứng và mệt mỏi sau thời gian dài ngồi trước màn hình nói chung là do nhìn liên tục và không chớp mắt.

Minh Hoàng

 

 

 

 

Chủ đề khác