VnReview
Hà Nội

Bé nhà bạn khó ngủ? Vậy thì hãy thử áp dụng 5 lời khuyên này!

Chỉ với một vài thủ thuật đơn giản, bạn đã có thể giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Nếu là cha mẹ thì rất có thể bạn đã từng nghiên cứu và thử một số phương pháp được cho là "công hiệu", giúp con bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Với sự tư vấn từ Devon Clement, chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh và huấn luyện viên ngủ cho trẻ với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 cách mà các bố mẹ nên thực hiện khi gặp khó khăn trong lúc chăm bẵm trẻ khó ngủ.

1. Đừng để bé quá mỏi mệt

"Đôi khi khá khó để biết khi nào trẻ cảm thấy mệt, tuy nhiên ngáp và dụi mắt là biểu hiện kiệt sức của trẻ và chúng sẽ khó ngủ hơn khi trở nên như vậy. Trẻ em cũng có hội chứng sợ bị bỏ rơi (FOMO), vì thế chúng sẽ thức để chơi và tương tác với mọi người ngay cả khi đó là lúc chúng nên chợp mắt", Clement cho biết.

Các bố mẹ nên biết được trẻ cần ngủ bao nhiêu tiếng ở các độ tuổi khác nhau, nếu ngủ không đủ, chúng sẽ trở nên mệt mỏi và ngược lại còn có thể khó ngủ. "Nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống, chúng chỉ nên thức tối đa liên tục là 1 giờ tính cả thời gian cho bú. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, chúng có thể thức trong khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng, với thời gian ngắn hơn vào buổi sáng và tăng dần trong ngày. Khi quá mệt, cơ thể bé sẽ sản sinh ra adrenaline và cortisol, khiến bé trông có vẻ tỉnh táo và vui vẻ. Vì thế, thường các bố mẹ sẽ không nhận ra rằng chúng đang thực sự kiệt sức. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi trước khi chúng tiến đến thời điểm đó", cô cho biết.

2. Đặt bé xuống và để bé tự chìm vào giấc ngủ

Có thể bạn đã nghĩ rằng cách duy nhất để giúp trẻ ngủ là đung đưa, vỗ về hoặc cho bú vì bạn chưa bao giờ thấy chúng tự ngủ cả, tuy nhiên không hoàn toàn là như vậy.

Nếu trẻ đã được cho bú và trong trạng thái yên tĩnh, bạn nên thử đặt chúng xuống, chúng sẽ dần ngủ say. Có thể tự đi vào giấc ngủ là nền tảng của thói quen ngủ tốt. Dĩ nhiên, đối với trẻ sơ sinh, bạn sẽ muốn dỗ dành nếu chúng khóc. Dẫu vậy, hãy kiên nhẫn, chừng nào trẻ vẫn còn bình tĩnh thì hoàn toàn ổn khi chúng ở một mình trong nôi.

3. Để trẻ có những giấc ngủ ngắn trong ngày

Đây hẳn nhiên không phải là một chiến lược tốt cho những trẻ lớn hơn và người lớn. Vì rõ ràng nếu bạn cứ có những giấc ngủ ngắn cả ngày, bạn sẽ không thể mệt mỏi vào buổi tối đúng không? Nhưng trẻ nhỏ thì lại khác, chúng cần ngủ nhiều và ngủ càng nhiều thì càng tốt.

"Hãy để con bạn chợp mắt bao nhiêu giấc tùy ý theo độ tuổi của chúng, những giấc ngủ tốt sẽ tiếp tục dẫn đến những giấc ngủ tốt. Một ngày với những giấc ngủ ngắn thường đem đến một giấc ngủ tuyệt vời vào buổi tối", Clement cho biết.

4. Vào ban ngày đừng cố ngủ khi trẻ vẫn còn ngủ

Đây là lời khuyên cực kỳ "kinh điển" dành cho các bậc cha mẹ mặc dù họ đã kiệt sức, nhưng nó cũng không mấy ý nghĩa vì người lớn vốn sẵn đã khó chợp mắt vào giữa ngày, đặc biệt khi đã trưng diện quần áo hoặc uống một vài tách cà phê.

Clement cho rằng hãy kéo dài đêm của bạn. Cô nói: "Lịch trình trước khi sinh của bạn sẽ không còn có thể áp dụng lúc này vì bạn phải kết hợp cả cho trẻ ăn đêm và thức khuya, vì vậy 8 giờ trên giường có lẽ chỉ còn là 4 giờ ngủ. Vì vậy hãy đi ngủ sớm hơn (để việc nhà qua một bên), tranh thủ giấc ngủ ngon nhất của trẻ, và vào buổi sáng, ngay cả là 6 hoặc 7 giờ sáng khi trẻ dậy đòi cho ăn, thì sau đó hãy quay lại giường để ngủ. Đừng lo, bạn vẫn còn trong bộ đồ ngủ, nên vẫn còn ở ‘chế độ ngủ'. Đừng bắt đầu ngày mới chừng nào bạn vẫn chưa thực sự đủ giấc. Đừng vội uống cà phê và mặc quần áo … chỉ cần tự đánh lừa bản thân là vẫn còn 3 giờ sáng và quay trở lại đi ngủ tiếp".

5. Đừng lẻn ra ngoài

Đây vừa là giải pháp ngắn hạn vừa là giải pháp dài hạn. Em bé có xu hướng an tâm ngủ khi bạn ở bên cạnh, vì vậy bạn quyết định ở đó thay vì khiến chúng bối rối khi đi chỗ khác. Nhưng rồi sau đó, khi đứa bé tỉnh dậy, chúng bỗng nhận ra bạn đã rời đi và rồi khóc thét đòi bạn quay lại, điều này có thể xảy ra ngay khi đó hoặc sau vài giờ nhưng nhất định sẽ xảy ra.

Clement nói: "Chìa khóa để có giấc ngủ hoàn hảo là để trẻ đi vào giấc ngủ cũng như khi thức dậy ở trong cùng hoàn cảnh. Nếu bạn thực hiện kỹ năng này, con bạn sẽ không chỉ có thể tự ngủ lại khi thức giấc, mà chúng sẽ không còn thức giấc thường xuyên bởi vì bé biết được nó đang ở chính xác nơi mà nó mong muốn".

Giang Vu theo HowStuffWorks

Chủ đề khác