VnReview
Hà Nội

Thuốc độc hết hạn có độc hơn không?

Thuốc độc là tên gọi chung của những hóa chất hoặc hỗn hợp các hóa chất có khả năng gây hại cho sinh vật với rất nhiều đặc tính khác nhau. Và dĩ nhiên, khi đã là hóa chất thì chúng thường có hạn sử dụng.

Uống thuốc đã hết hạn sử dụng có an toàn?

Theo Indiastudychannel thời hạn sử dụng của thuốc độc phụ thuộc vào khả năng phản ứng hóa học và độ bền nhiệt của nó. Nhiều hóa chất khi được bảo quản đúng cách theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ không bị phân hủy hoặc tan rã đột ngột. Vì vậy, khi hết hạn sử dụng chúng sẽ được kiểm định lại theo phương pháp khoa học và thời hạn sử dụng có thể được kéo dài. Tất cả điều này phụ thuộc vào mức độ phản ứng của chất.

Hạn sử dụng của sản phẩm chỉ là một dấu hiệu cho thấy thời gian hoạt động tốt của nó mà thôi. Bởi lẽ, không có hóa chất nào bị hỏng chỉ trong một ngày và cũng không có hóa chất nào tốt ngày hôm trước và đến hôm sau thì xấu luôn. Hiệu quả sử dụng của sản phẩm sẽ giảm dần trong một khoảng thời gian và qua hạn sử dụng thì chất lượng của nó sẽ giảm dần.

Chất độc cũng chỉ là hóa chất nên nó sẽ có phản ứng với độ ẩm và các thành phần; trong không khí rồi chuyển đổi sang dạng khác khi hết hạn. Các sản phẩm mới được hình thành có thể là một chất rất độc hoặc cũng ít độc đi. Tất cả phụ thuộc vào cách người dùng bảo quản nó, nhiệt độ nơi bảo quản và bản chất hóa học của hợp chất đó cụ thể là gì. Quá hạn sử dụng, chất độc có thể sẽ độc hơn hoặc cũng có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn nữa.

Chất độc hữu cơ

Phần lớn chất độc hữu cơ như thuốc diệt cỏ, bọ, nấm, nọc độc của các loài rắn... sẽ phân hủy theo thời gian, phá vỡ về mặt cấu trúc và dần mất tác dụng sau khoảng 3 - 5 năm. Chúng sẽ trở nên ít độc hơn, có nghĩa là bạn cần một liều lượng lớn hơn cho cùng một khối lượng mà bạn muốn hạ độc.

Dù vậy, cần một khoảng thời gian khá dài sau khi hết hạn thì loại chất độc này mới hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Vì thế, chúng được khuyến cáo đem đi tiêu hủy ngay bởi liều dùng đã được thay đổi.

Tuy nhiên, cũng có những loại chất độc hữu cơ có hạn sử dụng vì lý do ngược lại. Chúng cũng phân hủy nhưng sẽ thành các chất độc hơn. Ví dụ như một số chất diệt cỏ khi phân hủy sẽ tạo ra dioxit hay một số loại thuốc trừ sâu bị phân hủy khi tiếp xúc với nước và tạo ra một loại khí độc gây hại cho thần kinh rất mạnh. Bạn thường có thể nhận biết những loại chất độc này vì ngày hết hạn của nó rất ngắn và thường được in thành 2 loại ngày khác nhau: Ngày hết hạn và hạn sử dụng kể từ ngày mở.

Chất độc vô cơ

Các chất độc vô cơ như hợp chất thủy ngân có xu hướng không bị phân hủy theo cách giống như hợp chất hữu cơ. Chúng có ngày hết hạn vì có sự hấp thụ độ ẩm từ không khí và thay đổi hình thức về mặt hóa học. Điều đó làm cho chất độc vô cơ khó sử dụng hơn và cũng có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn để chúng làm việc. Ví dụ, thay vì giết con vật trong vài giờ thì nó sẽ mất vài ngày hoặc vài tháng để làm việc đó.

Điều này có nghĩa là với chất độc vô cơ thì hạn sử dụng thường mang ý nghĩa nhắc nhở rằng sau ngày này chúng đã biến đổi về mặt hóa học. Còn trước hay sau ngày này thì chúng vẫn độc.

Ngoài ra, chúng ta cũng có các loại nọc độc tự nhiên với bản chất là protein được chiết xuất từ nọc của các loài động vật như rắn, nhện... Chúng thường biến tính theo thời gian và sẽ trở nên vô dụng rồi ngừng hoạt động. Bạn sẽ không thể giữ nọc rắn trong lọ mãi mãi và đó là lý do nó được bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển để làm chậm quá trình biến tính.

Như vậy, có thể thấy chất độc quá hạn thì nó cũng có thể là ít độc hơn hoặc trở nên độc hại hơn. Nhưng dù thế nào thì hãy cẩn thận bởi chất độc luôn là chất độc dù để lâu đến đâu.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thạch tín (Asen) là loại chất độc vơ cơ khi bị thay đổi về mặt hóa học lại gây thiệt hại nặng hơn vì nó cần một liều lượng nhỏ hơn để gây độc.

T.T

Chủ đề khác