VnReview
Hà Nội

Một số mẹo để có được thói quen đi ngủ đúng giờ và có được giấc ngủ ngon nhất

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số mẹo nhỏ giúp bạn có được giấc ngủ ngon, đều đặn và duy trì thói quen đó lâu dài nhất.

Hẳn trong chúng ta không phải ai cũng có được một giấc ngủ khoa học và đúng cách nhất. Đôi khi vì công việc, thói quen xấu hoặc những yếu tố khách quan khác mà chúng ta có thể phải ngủ muộn hoặc hình thành thói quen ngủ không đúng giờ hay ngủ thiếu làm cho đồng hồ sinh học bị "trật nhịp".

Tất nhiên tác động tới sức khỏe sẽ không đột ngột xuất hiện mà sẽ tích lũy và dần hình thành những căn bệnh về sau này. Giới khoa học đã từng có nhiều nghiên cứu chỉ ra, ngủ không khoa học như ngủ thiếu giấc, thời gian ngủ đảo lộn có thể hình thành các các căn bệnh liên quan đến tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ nội tiết.

Chính vì vậy việc tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giấc, khoa học sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn rất nhiều. Dưới đây là một số chia sẻ từ các nhà khoa học giúp bạn có thêm kinh nghiệm để kiểm soát giấc ngủ của mình.

1. Cố gắng tạo ra một lịch trình khoa học nhất có thể

Nhịp sinh học của một người sẽ hoạt động theo một vòng lặp nhất định và tự điều chỉnh ngày và đêm. Ngủ không đều và đi ngủ muộn vào cuối tuần sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của một người khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon.

Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang nghỉ cuối tuần, ngày lễ, v.v. Khi chúng ta nhất quán với lịch ngủ của mình, điều đó sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm.

2. Không ăn trên giường

Không nên ăn nhiều quá gần giờ đi ngủ vì nó có thể khiến bạn bị tỉnh táo, bao gồm cả ăn nhẹ vào đêm muộn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi ngủ khi đói vì bạn sẽ không ngừng nghĩ về thức ăn. Hãy ăn một bữa ăn nhẹ có ít lượng carbonhydrat nhất có thể như một lát táo với bơ đậu phộng.

Nếu bạn có một bữa ăn thịnh soạn và nhiều món hôm đó, hãy cố gắng ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon và ngăn ngừa chứng khó tiêu hoặc trào ngược axit.

3. Uống cà phê và chất kích thích có tính gây nghiện ít đi

Cho dù đó là nước tăng lực hay cà phê, nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều lượng caffeine trong một ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến chu kỳ ngủ/thức của bạn, đặc biệt nếu bạn uống chúng gần giờ đi ngủ. Thay vào đó, hãy chọn một loại trà có hàm lượng caffeine thấp, chẳng hạn như trà xanh.

Điều quan trọng nhất vẫn là nhớ giữ đủ nước. Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa quá trình hydrat hóa và một giấc ngủ ngon.

4. Tạo một thói quen lành mạnh

Nếu bạn khó vào giấc ngủ ngay cả khi đang mệt mỏi, hãy tập một "thói quen trước khi đi ngủ". Nó giống như cách để nhắc nhở cơ thể bạn rằng, đã đến lúc phải đi ngủ. Một số người có thể chọn cách đơn giản như tắm nhẹ nước ấm, ngâm chân nước ấm, đọc sách trước khi ngủ.

Và tốt nhất đừng tạo thói quen dùng điện thoại hoặc máy tính quá lâu trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

5. Tạo không gian ngủ thật thoải mái và dễ chịu

Kéo rèm cửa sổ xuống có thể sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn dù phòng của bạn đang tối. Ngủ với rèm che cửa sổ sẽ khiến cơ thể bạn tin rằng bạn vẫn cần phải hoạt động. Một cách khác là dùng bịt mắt để khiến mặt của bạn không còn nhìn thấy bất cứ; thứ gì xung quanh, để cơ thể chỉ tập trung đi vào giấc ngủ.

Một nguồn ánh sáng nhân tạo có thể giúp bạn cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, đặc biệt với những người bị mất ngủ.

6. Đừng uống rượu trước khi ngủ

Uống rượu vào ban đêm làm giảm mức tăng tự nhiên của hormone tăng trưởng ở người (hoặc HGH - đóng một vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của bạn). Uống rượu cũng làm thay đổi quá trình sản xuất hormon melatonin và có thể gây ra các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy và gián đoạn giấc ngủ.

7. Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Ít ai biết rằng, cơ thể và nhiệt độ phòng ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn? Theo một nghiên cứu, nhiệt độ phòng ngủ được cho là ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta bên cạnh tiếng ồn bên ngoài. Nhiệt độ quá ấm hoặc quá mát đều không tốt cho chất lượng giấc ngủ.

8. Luyện tập thể dục thường xuyên nhưng "không nên" trước khi ngủ

Mặc dù tập thể dục có vẻ là một ý kiến ​​hay nhưng thực hiện vào buổi tối muộn cũng có thể gây ra các vấn đề cho giấc ngủ. Một nghiên cứu cho thấy, phản ứng kích thích hoặc tác động của việc tập thể dục khiến các hormone như epinephrine và adrenaline tăng lên và vô tình làm chúng ta khó ngủ sau khi tập thể dục quá muộn trong ngày.

9. Tạo thói quen thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ

Một bài thiền nhẹ sẽ giúp bạn dễ vào giấc ngủ và có giấc ngủ ngon hơn

Một số kỹ thuật hoặc cách thư giãn rất tốt cho một giấc ngủ sâu, đó là mát-xa thư giãn, nghe nhạc thư giãn, đọc sách, tắm nước nóng, thiền, hít thở sâu,...

Tiến Thanh

Chủ đề khác