VnReview
Hà Nội

Trung Quốc vừa đưa đá Mặt trăng trở lại Trái đất – quốc gia đầu tiên đạt được kỳ tích kể từ năm 1976

Một tàu vũ trụ của Trung Quốc đã hạ cánh trở lại Trái đất mang theo những viên đá đầu tiên được thu thập từ Mặt trăng kể từ những năm 1970.

Theo Tân Hoa xã, tàu sân bay Chang'e-5 (Hằng Nga 5) đã hạ cánh ở miền Bắc Trung Quốc vào chiều thứ Tư (16/12/2020) tại một bãi đáp ở khu tự trị Nội Mông. Cuộc đổ bộ kết thúc sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng đầy tham vọng mới nhất của Trung Quốc và đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa đá Mặt trăng trở lại Trái đất.

Một đoạn video từ Tân Hoa Xã cho thấy có vẻ là tàu con thoi Hằng Nga 5 đang nằm yên trên mặt đất trong một khu vực được rào chắn kỹ càng.

Trung Quốc vừa đưa đá Mặt trăng trở lại Trái đất – quốc gia đầu tiên đạt được kỳ tích kể từ năm 1976

Ảnh render tàu thăm dò Hằng Nga 5

Sứ mệnh Hằng Nga 5 được khởi động vào chiều ngày 23/11 vừa qua. Mười ngày sau, một cánh tay robot trên tàu đổ bộ Mặt trăng của sứ mệnh đã khoan khoảng gần 2m xuống bề mặt Mặt trăng để thu thập đá và bụi. Nó đào ở một khu vực chưa được khám phá trước đây: một gò núi lửa trên Mặt trăng có tên là Mons Rümker. Mẫu vật thu thập được có khả năng cung cấp thông tin mới về quá khứ của Mặt trăng và lịch sử hoạt động của núi lửa.

Robot đào trong 19 giờ, sau đó chuyển mẫu sang một mô-đun trên đầu tàu đổ bộ. Mô-đun đó được nâng lên khỏi bề mặt Mặt trăng để gặp tàu con thoi vẫn đang bay quanh trên quỹ đạo Mặt trăng. Sau đó, tàu thăng thiên chuyển mẫu vật vào tàu con thoi quay trở lại của quỹ đạo.

Tàu quỹ đạo và tàu con thoi vẫn ở trong quỹ đạo Mặt trăng trong gần một tuần, sau đó bắt đầu hành trình quay trở lại Trái đất. Hai thành này bắt đầu phần tách ra khi vào trong quỹ đạo của Trái đất, sau đó tàu con thoi thực hiện "một loạt các thao tác phức tạp" để rơi xuống địa điểm hạ cánh, theo mô tả của Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc trên trang web của họ.

Mẫu vật nặng gần 2kg lấy về từ Mặt trăng có thể tiết lộ liệu Mặt trăng có hoạt động núi lửa ở thời điểm gần đây nhất là 1,2 tỷ năm trước hay không. Một phát hiện như vậy có thể "viết lại lịch sử của Mặt trăng", Xiao Long, nhà địa chất hành tinh tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Vũ Hán, nói với Nature vào tháng 11.

Cho đến nay, các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu mẫu vật từ các vùng Mặt trăng có tuổi đời từ 3 tỷ năm trở lên, vì vậy kiến thức của họ về hoạt động núi lửa trên Mặt trăng sẽ kết thúc vào khoảng thời gian đó. Đá Mặt trăng sẽ giúp các nhà khoa học ước tính tuổi của vùng Mặt trăng này chính xác hơn

Lần cuối một quốc gia thu thập được đá Mặt Trăng là vào năm 1976, khi sứ mệnh Luna cuối cùng của Liên Xô quay trở lại Trái đất.

Minh Hương

Chủ đề khác