VnReview
Hà Nội

Các nhà khoa học khám phá "tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc"

Các nhà khoa học cho biết họ có thể đã khám phá ra lý do tại sao căng thẳng khiến tóc chuyển sang màu trắng và có một cách tiềm năng để ngăn chặn điều này xảy ra mà không cần đến thuốc nhuộm.

Theo BBC, trong các thí nghiệm trên chuột, các tế bào gốc kiểm soát màu da và tóc bị hư hại sau khi căng thẳng quá độ. Trong một phát hiện tình cờ, những con chuột lông sẫm chuyển sang màu trắng hoàn toàn trong vòng vài tuần.

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Brazil cho biết phát hiện này rất cần khám phá thêm để phát triển một loại thuốc ngăn rụng tóc do lão hóa.

Các nhà khoa học khám phá "tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc"

Đàn ông và phụ nữ có thể bạc bất cứ lúc nào từ giữa tuổi 30. Mặc dù nguyên nhân bạc tóc chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên và gene, nhưng căng thẳng (stress) cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Có điều các nhà khoa học không rõ chính xác căng thẳng ảnh hưởng đến các sợi tóc như thế nào.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature do các nhà khoa học thuộc Đại học Sao Paulo và Harvard thực hiện. Họ tin rằng những tác động này có liên quan đến các tế bào gốc melanocyte, sản sinh ra melanin và chịu trách nhiệm cho màu tóc và da.

Và trong khi thực hiện thí nghiệm trên chuột, họ tình cờ phát hiện ra bằng chứng cho nguyên nhân bạc tóc do stress.

Giáo sư Ya-Cieh Hsu, tác giả nghiên cứu từ Đại học Harvard cho biết: "Giờ đây, chúng tôi biết chắc chắn rằng căng thẳng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi đối với làn da và mái tóc và cách thức hoạt động của nó".

'Tổn hại vĩnh viễn'

Các nhà khoa học khám phá "tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc"

Những cơn đau ở chuột kích hoạt giải phóng adrenaline và cortisol, khiến tim chúng đập nhanh hơn và huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra căng thẳng cấp tính. Quá trình này sau đó đẩy nhanh sự suy giảm của các tế bào gốc sản sinh ra melanin trong nang lông.

Giáo sư Hsu nói: "Tôi nghĩ căng thẳng có hại cho cơ thể. Nhưng tác hại của căng thẳng mà chúng tôi phát hiện ra ngoài những gì tôi tưởng tượng. Chỉ sau một vài ngày, tất cả các tế bào gốc tái tạo sắc tố đã bị mất. Một khi chúng biến mất, bạn không thể tái tạo sắc tố nữa - tổn thương là vĩnh viễn."

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng họ có thể ngăn chặn những thay đổi nói trên bằng cách cho chuột uống thuốc chống tăng huyết áp, điều trị huyết áp cao.

Bằng cách so sánh gene của những con chuột bị stress với những con chuột khác, họ có thể xác định được loại protein liên quan đến việc gây ra tổn thương tế bào gốc do căng thẳng.

Khi protein này - kinase phụ thuộc cyclin (CDK) - bị ức chế, việc điều trị cũng ngăn chặn sự thay đổi màu lông của chúng. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà khoa học giúp trì hoãn sự khởi phát của tóc bạc bằng cách nhắm mục tiêu CDK bằng một loại thuốc.

Giáo sư Hsu nói: "Những phát hiện này không phải là phương pháp chữa trị hay điều trị tóc bạc. Khám phá của chúng tôi, được thực hiện trên chuột, mới chỉ là bước khởi đầu của một hành trình dài tìm kiếm biện pháp can thiệp cho con người.

Bà nói: "Nó cũng cho chúng ta thấy rõ về việc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như thế nào".

Tuyên Quang

Chủ đề khác