VnReview
Hà Nội

Băng tuyết bao phủ sa mạc Sahara lần thứ 4 trong vòng 50 năm

Mới đây, tại một trong những nơi khô hạn nhất thế giới – hoang mạc Sahara đã xảy ra một hiện tượng đặc biệt hiếm gặp: xuất hiện một lớp băng tuyết, bao phủ trắng xóa cả một vùng hoang mạc khô cằn này.

Băng tuyết bao phủ hoang mạc Sahara

Các tinh thể băng lấp lánh phủ đầy những cồn cát tại hoang mạc Sahara ở phía tây bắc Algeria, ngay bên ngoài thị trấn Ain Sefra. Nhiếp ảnh gia địa phương Karim Bouchetata đã ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này. Các bức ảnh và video của anh đã và đang trở thành tiêu đề trên khắp thế giới.

Thị trấn Ain Sefra nằm ở độ cao khoảng 3.280 feet (1.000 mét) so với mực nước biển và được bao quanh bởi Dãy núi Atlas, gần biên giới Algeria-Maroc. Theo Sky News, nhiệt độ mùa hè trong khu vực này thường xuyên tăng cao trên 38oC và vào những ngày tháng Giêng trung bình là 14oC. Được biết, lớp băng tuyết xuất hiện sau một đêm hiếm hoi có nhiệt độ -3oC.

Sự tích tụ băng tuyết ở phía bắc Sahara là điều bất thường, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Thực tế, đây đã là lần thứ tư trong vòng 42 năm thị trấn Ain Sefra nhìn thấy tuyết, các lần trước là vào năm 1979, 2016 và 2018. Những đợt tuyết trước đây lớn hơn nhiều so với đợt này; Vào năm 2018, một số khu vực ở tây bắc Algeria đã chứng kiến ​​lượng tuyết dày tới 15 inch (40 cm), trong khi trận bão tuyết năm 2016 đã đổ hơn 3 foot (1 m) ở một số khu vực.

Sahara là sa mạc nóng lớn nhất thế giới, với diện tích hơn 8,6 triệu km2, trải dài khắp miền bắc châu Phi giữa Đại Tây Dương và Biển Đỏ. (Nam Cực và Bắc Cực với diện tích lớn hơn Sahara, đều được coi là các sa mạc lạnh).

NASA cho biết trong một tuyên bố sau đợt tuyết rơi vào năm 2018, có thể nhìn thấy tuyết rơi ở các độ cao cao hơn, chẳng hạn như ở dãy núi Atlas, Sahara có nhiều khả năng chứng kiến ​​tuyết rơi. Theo NASA, phía Maroc của Dãy núi Atlas cũng đã chứng kiến ​​những trận tuyết rơi khá lớn vào năm 2005 và 2012.

Yen Kim theo Livescience

Chủ đề khác