VnReview
Hà Nội

Tại sao Bắc Cực và Nam Cực không có múi giờ cố định?

Có những lý do rất đặc biệt khiến hai cực của Trái Đất là Bắc Cực và Nam Cực không có một múi giờ nhất định.

Việc hiểu và nắm bắt được các múi giờ là cách để điều chỉnh lịch trình giấc ngủ phù hợp, đặc biệt là với những người thường xuyên đi du lịch hoặc công tác xuyên quốc gia.

Tuy nhiên múi giờ đôi khi cũng khá phức tạp. Đơn cử như Bắc Mỹ được chia ra bốn múi giờ (UTC-5, UTC-6, UTC-7, UTC-8), trải dài từ bờ Đông sang bờ Tây. Các múi giờ này sẽ chuyển sang UTC-4, UTC-5, UTC-6, UTC-7 khi thời tiết chuyển sang hè. Trong khi đó dù Trung Quốc có diện tích rộng lớn nhưng lại chỉ có một múi giờ là giờ Bắc Kinh (GMT +8). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cách bố trí các múi giờ của Trái Đất chỉ là ngẫu nhiên.

Theo thông lệ quốc tế, Trái Đất được chia thành một loạt các đường kinh tuyến chạy dọc từ Bắc Cực cho đến tận Nam Cực. Ranh giới giữa các đường kinh tuyển này chia ra thành 24 múi giờ bao phủ khắp các lục địa và đại dương.

Rất khó để chọn một múi giờ tại Bắc Cực và Nam Cực khi mọi đường kinh tuyến đều hội tụ về đây

Hai cực Bắc và Nam của Trái Đất là nơi hội tụ của các kinh tuyến chạy dọc Trái Đất. Nói cách khác mọi múi giờ đều đồng quy tại cực. Điều này có ý nghĩa gì đối với các cực của Trái Đất? Nếu thực tế bạn đang đứng ở Nam Cực hoặc Bắc Cực thì liệu giờ địa phương là bao nhiêu? Trước hết chúng ta cần làm rõ một số vấn đề khác.

Ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất, giờ địa phương hầu như đồng bộ với vị trí của Mặt trời. Nhưng ở Nam Cực à Bắc Cực, nơi Mặt trời luôn chiếu sáng gần như cả ngày trong nhiều tháng thì việc thiết lập một múi giờ ở đây dường như không khả thi.

Ngoài ra cực Bắc và cực Nam là những nơi rất đặc biệt vì chúng đánh dấu hai điểm A (bề mặt bên ngoài của Trái đất giao với trục quay của nó và B (các đường kinh tuyến trùng nhau).

Cực Bắc từ của Trái Đất nằm ở trên bề mặt Bắc bán cầu và cách khoảng 400 km về phía Nam cực và đôi khi vị trí có thể bị xê dịch theo từng năm. Đối nghịch với cực Bắc từ là cực Nam từ. Do từ trường Trái Đất không hoàn toàn đối xứng nên hai cực từ này cũng không đối xứng. Đường thẳng nối hai điểm này sẽ không xuyên qua tâm Trái Đất mà có thể bị lệch khoảng vài trăm km.

Trên thực tế không ai sống ở Bắc Cực nên việc chọn múi giờ ở đây gần như vô nghĩa. Nhưng có một vùng chọn được múi giờ ở quanh Bắc Cực, đó là Bắc Băng Dương.

Tàu thuyền đi qua vùng biển này có thể chọn múi giờ của riêng mình. Đôi khi, các con tàu có thể lựa chọn múi giờ được thiết lập ở một quốc gia hoặc thành phố nhất định xa hơn về phía nam, ví dụ như Matx-cư-va, Nga hoặc múi giờ GMT, múi giờ quốc gia họ xuất phát.

Vào tháng 3/2020, Scientific American đã chia sẻ về một chuyến thám hiểm Bắc Cực đặc biệt, khi đó các thuyền viên phải liên tục "thay đổi" múi giờ mỗi tuần một lần.

Mặc dù vậy quy định về múi giờ hơi khác ở Nam Cực. Cực Nam của Trái Đất là lục địa thứ 5 trên Trái Đất và là nơi đặt nhiều trạm nghiên cứu.

Thực tế mỗi múi giờ ở đây lại liên quan đến một múi giờ đã được chỉ định trước. Ví dụ trạm nghiên cứu McMurdo, một trong những trạm nghiên cứu lớn nhất ở Nam Cực đang sử dụng múi giờ chuẩn của New Zealand. Trạm Nam Cực Amundsen-Scott cũng vậy. Đây là trạm nghiên cứu được thành lập từ năm 1956 để quan sát và tìm hiểu Nam Cực.

Như vậy không có lý do nào để chọn một múi giờ nhất định cho cả Bắc Cực và Nam Cực mà phải tùy theo vị trí địa lý để lựa chọn các múi giờ phù hợp cho hai điểm cực của Trái Đất.

Tiến Thanh

Chủ đề khác