VnReview
Hà Nội

Tại sao một mặt của Trái Đất lại trở nên lạnh hơn so với nửa kia?

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học từ Đại học Oslo cho biết một mặt bên trong Trái Đất đang mất nhiệt nhanh hơn nhiều so với phía bên kia và thủ phạm thực tế có thể khiến bạn bất ngờ.

Bằng việc sử dụng các mô hình máy tính thống kê sự thay đổi của Trái Đất trong 400 triệu năm qua, các nhà khoa học đã tính toán khả năng "cách nhiệt" của mỗi bán cầu thông qua khối lượng lục địa. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng giữ nhiệt bên trong của mỗi bán cầu.

Bên trong lõi Trái đất có chứa lớp chất lỏng nóng màu đỏ giúp sưởi ấm toàn bộ hành tinh từ bên trong. Nó cũng di chuyển và tạo ra trọng lực và từ trường, nhờ đó giữ bầu khí quyển bảo vệ nằm gần với bề mặt Trái Đất.

Sau thời gian dài, phần lõi bên trong sẽ dần lạnh đi cho đến khi Trái Đất giống Sao Hỏa. Điều ngạc nhiên trong nghiên cứu này là cách nhiệt lượng tản ra không đồng đều nhưng lý do lại khá quan trọng. Sở dĩ nhiều nơi trên Trái Đất được cách nhiệt, đó là nhờ sự bao phủ của phần diện tích đất và tạo ra thứ gì đó giống như một lớp giữ nhiệt.

Điều này trái ngược với cách Trái Đất làm mất nhiệt. Nhiệt độ trên Trái Đất phần lớn được kiểm soát bởi tốc độ mất nhiệt qua thạch quyển đại dương. Lý do gì khiến nơi đây trở thành nơi mất nhiệt nhiều nhất của Trái Đất? Đó là do sự trôi dạt lục địa từ cách đây hàng triệu năm.

Lớp phủ của Trái Đất giống như một lò nướng đối lưu nhiệt, cung cấp năng lượng cho một chiếc cối xay. Mỗi ngày, bề mặt đáy biển sẽ di chuyển một chút và phần đáy biển mới được sinh ra từ magma phun trào ở cùng ranh giới lục địa, trong khi vùng đáy biển cũ sẽ bị vỡ và tan chảy bên dưới lớp đất liền lục địa.

Để nghiên cứu cách nhiệt độ bên trong Trái Đất thay đổi ra sao, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình chia Trái đất thành các bán cầu Châu Phi và Thái Bình Dương, sau đó chia toàn bộ bề mặt hành tinh thành một lưới theo vĩ độ và kinh độ.

Các nhà khoa học đã kết hợp một số mô hình trước đó để tính toán tuổi đáy biển và vị trí lục địa trong suốt 400 triệu năm qua. Sau đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các con số về lượng nhiệt mà mỗi lưới chứa trong thời gian dài. Cách này này đã mở đường cho việc tính toán tốc độ làm mát tổng thể. Từ đó các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, phía Thái Bình Dương đang nguội nhanh hơn nhiều.

Đáy biển mỏng hơn nhiều so với lớp đất liền và nhiệt độ từ bên trong Trái Đất sẽ bị giảm dần do một lượng nước lạnh khổng lồ ở bên trên đại dương. Và ai cũng biết Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Trái Đất và lớn gấp nhiều lần các lục địa. Nói như vậy để thấy, nhiệt đang tản ra nhanh hơn từ đáy biển lớn nhất hành tinh.

Các vị trí mất nhiệt của Trái Đất chủ yếu nằm trên các đại dương

Nghiên cứu trước đây về hiệu ứng đáy biển này chỉ lấy mốc thời gian cách đây 230 triệu năm. Trong khi đó mô hình mới tính toán khoảng thời gian cách đây 400 triệu năm, tức gần gấp đôi khung thời gian đang được nghiên cứu.

Có một mâu thuẫn đáng ngạc nhiên trong các phát hiện. Bán cầu có biển Thái Bình Dương đang lạnh hơn bán cầu Châu Phi. Tuy nhiên vận tốc di chuyển liên tục và cao hơn của các mảng kiến tạo nằm ở bán cầu có Thái Bình Dương trong suốt 400 triệu năm lại chỉ ra, Thái Bình Dương đã từng rất nóng vào một thời điểm nào đó.

Giới khoa học đặt nghi vấn, biển Thái Bình Dương có thể đã bị bao phủ bởi đất liền, khiến nó giữ nhiệt nhiều hơn bên trong? Có nhiều cách giải thích khác nhưng dù theo cách nào thì hoạt động kiến ​​tạo mạnh mẽ của Thái Bình Dương ngày nay cũng chỉ ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai nửa bán cầu. Lớp phủ (địa chất) càng nóng chảy nhiều hơn, các mảng kiến tạo càng dễ trượt và va vào nhau nhiều hơn.

Nghiên cứu được công bố trên Geophysical Research Letters.

Mai Huyền (Theo PopularMechanics)

Chủ đề khác