VnReview
Hà Nội

Xuât hiện sao băng ngay giữa ban ngày tại Anh

Gần đây, một hiện tượng cực kỳ hiếm gặp đã xảy ra trên bầu trời nước Anh: ngay giữa ban ngày, một thiên thạch khổng lồ đã chọc thủng bầu khí quyển, gâyra tiếng nổ lớn làm chấn động một phần lãnh thổ Anh và Pháp.

Ảnh minh họa;

Theo trang Sky News, vụ nổ diễn ra hôm Thứ Bảy, vào khoảng 2:50 chiều (giờ địa phương). Âm thanh được cho là phát ra từ miền tây nam nước Anh, xứ Wales và miền bắc nước Pháp. Ban đầu, hầu hết mọi người cho rằng tiếng ồn là do máy bay chiến đấu gây ra. Tuy nhiên, theo BBC, Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ nghi ngờ này.

Một vài người cũng cho biết trên Tweeters rằng họ đã chứng kiến ​​một tia sáng chói lòa trên bầu trời vào thời điểm nghe thấy tiếng nổ. Cuối cùng, nhờ các bức ảnh vệ tinh, các chuyên gia đã xác nhận vật thể gây ra tiếng nổ là một thiên thạch (sao băng) khổng lồ.

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Richard Kacerek, từ Mạng lưới quan sát sao băng của các nhà thiên văn nghiệp dư ở Anh, giải thích: "Đây hẳn phải là một cầu lửa (bolide) - loại sao băng lớn nhất và sáng nhất, nên mới có thể nhìn thấy vào ban ngày".

Trước đó gần một tháng, vào ngày 28/2, người dân nước Anh và một số vùng lân cận cũng đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến một quả cầu lửa khổng lồ khác, thắp sáng bầu trời đêm của xứ sở sương mù. Lượng người chứng kiến hiện tượng này lớn đến mức có khả năng phá kỷ lục.

Sao băng xuất hiện trên bầu trời nước Anh ngày 28/2

Quả cầu lửa là gì?

Theo Hiệp hội Sao băng Hoa Kỳ (AMS), quả cầu lửa là một loại sao băng cực sáng, ánh sáng phát ra có thể bằng hoặc lớn hơn sao Kim.

Các quả cầu lửa cháy sáng vì kích thước và tốc độ của chúng. Hầu hết các chúng đến từ các tiểu hành tinh mẹ có chiều ngang ít nhất là 3,3 feet (1 mét). Theo AMS, khi một thiên thạch va chạm với bầu khí quyển của Trái đất, nó sẽ giảm tốc độ do ma sát, sau đó nóng lên và giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy.

Những quả cầu lửa lớn nhất và sáng nhất, như quả cầu lửa nói trên, có thể được nhìn thấy vào ban ngày. Những quả cầu lửa này thường đi vào bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh, nên thường tạo ra tiếng nổ lớn trước khi chúng vỡ ra.

Mỗi ngày, có hàng nghìn quả cầu lửa đốt cháy bầu khí quyển của Trái đất. Tuy nhiên, hầu hết không được chú ý. Giải thích điều này, AMS cho biết có thể là do chúng không đủ sáng để có thể nhìn thấy vào ban ngày hoặc chúng xuất hiện vào ban đêm trên đại dương và các khu vực không có người ở.

Vẫn thạch tiềm năng

Phát ra tiếng nổ lớn là một dấu hiệu cho thấy thiên thạch đủ lớn để đáp xuống Trái đất dưới dạng một vẫn thạch (meteorite).

Sau vụ nổ thiên thạch vào ngày 28 tháng 2 ở Anh, một gia đình ở Gloucestershire đã phát hiện vẫn thạch trên đường đi và giao lại cho chính quyền.

Những thiên thạch này có thể giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc hình thành cũng biết thêm nhiều điều về Hệ Mặt Trời. Theo BBC, Liên minh sao băng Anh quốc (UKFall) hiện đã yêu cầu người dân ở vùng  tây nam nước Anh giúp đỡ thu hồi vẫn thạch mới.

Tuy nhiên, theo Sky News, một số chuyên gia dự đoán rằng nó có thể đã đổ bộ xuống vùng biển ở Bristol Channel.

Yen Kim (Theo Live Science)

Chủ đề khác