VnReview
Hà Nội

Vì sao người tóc đỏ có khả năng chịu đau tốt hơn những nhóm người khác?

Người và chuột có tóc/lông đỏ có khả năng chịu đau tốt hơn. Nguyên nhân là do các tế bào sản xuất sắc tố trên da bị thiếu chức năng của một cơ quan thụ cảm. Do đó chúng gây ra sự mất cân bằng giữa độ nhạy cảm với cơn đau và khả năng chịu đau.

Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) và được công bố trên Science Advances, đã lý giải vì sao những người tóc đỏ có khả năng chịu đau tốt hơn những người không mang tóc đỏ. Đây là tiền đề quan trọng để thiết kế các phương pháp điều trị cơn đau mới.

Các tế bào quy định sắc tố da được gọi là tế bào hắc tố - nó có chứa một dạng biến thể của thụ thể melanocortin 1. Thụ thể này nằm trên bề mặt tế bào và được kích hoạt bởi các hormone tuần hoàn, hormone này sẽ khiến tế bào hắc tố chuyển từ màu vàng/đỏ sang màu nâu/đen.

Theo công bố của bác sĩ, tiến sĩ David E. Fisher, giám đốc Chương trình Ung thư hắc tố của Trung tâm Ung thư Đại chúng và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Da của MGH, ông đã chứng minh da của những người tóc đỏ không bị rám nắng hoặc sậm màu do không có các biến thể của thụ thể này.

Để làm rõ cơ chế đằng sau khả năng chịu đau ở các cá thể lông đỏ, Fisher và đồng nghiệp đã nghiên cứu một dòng chuột lông đỏ không chứa biến thể của thụ thể melanocortin 1, kết quả là chúng có khả năng chịu đau tốt hơn. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra việc mất thụ thể melanocortin 1 ở chuột lông đỏ khiến tế bào hắc tố tiết ra ít phân tử POMC (proopiomelanocortin) hơn. Phân tử này sau đó được cắt thành các hormone khác nhau bao gồm một loại gây nhạy cảm với cơn đau và một loại ngăn chặn cơn đau. Các hormone này duy trì sự cân bằng giữa các thụ thể ức chế cơn đau (opioid) thụ thể tăng cường nhận thức về cơn đau (melanocortin 4).

Ở chuột lông đỏ có cả hai loại hormone này nhưng tồn tại ở mức thấp do vậy chúng sẽ tự triệt tiêu lẫn nhau. Tuy nhiên, cơ thể người tạo ra các tế bào hắc tố kích hoạt thụ thể opioid nhằm ngăn chặn cơn đau. Fisher nói: "Phát hiện này là cơ sở cho thấy ở các nền sắc tố khác nhau có các ngưỡng chịu đau khác nhau. Hiểu được cơ chế này, các nhân viên y tế có thể lên kế hoạch chăm sóc những bệnh nhân có mức độ nhạy cảm với cơn đau khác nhau bằng những phương pháp phù hợp. Đặc biệt là thiết kế các loại thuốc mới ức chế các thụ thể melanocortin 4 trong việc giảm cảm giác đau".

Thanh Mai (Theo Sciencedaily)

Chủ đề khác