VnReview
Hà Nội

Ouija - Bảng “biết nói” ma thuật (Phần 3)

Nhưng điều gì đã làm cho con trỏ (planchette) chuyển động? Câu hỏi này đã gây ra tranh cãi suốt hàng trăm năm qua. Với những người theo chủ nghĩa duy linh thì đây chính là sự đáp lại của những linh hồn đã khuất.

Với những người theo chủ nghĩa duy vật – khoa học, câu trả lời thật ra rất trần tục "sở dĩ con trỏ di chuyển là do nó chịu tác động lực từ phía người chơi". Các nhà khoa học gọi nó là hiệu ứng chuyển động – Ideomotor effect. Về cơ bản, lý thuyết chuyển động cho rằng tâm trí vô thức có thể điều khiển và làm cho cơ thể chuyển động trong khi tâm trí không xác định được hành vi này.

"Thí nghiệm con lắc" đối với phụ nữ mang thai để xác định giới tính của con mình là một trong những ví dụ điển hình về sự vận động. Trong bài kiểm tra này, người phụ nữ mang thai sẽ nắm một sợi dây đã được móc vào đó một chiếc nhẫn hoặc một cái vòng nhỏ. Sau đó người phụ nữ sẽ dơ cao sợi dây lên phía trên bụng và quan sát cách nó chuyển động.

Nếu sợi dây đung đưa qua lại có nghĩa là con trai; còn nếu chuyển động tròn thì đây có nghĩa là một cô con gái. Tuy nhiên, thí nghiệm này không hoàn toàn đúng vì kết quả của nó có thể bị can thiệp do ý thức sẵn có của người tham gia. Bằng cách sử dụng cơ ngón tay, người phụ nữ có thể tạo ra những chuyển động nhỏ đủ để làm cho sợi dây chuyển động lắc lư theo hướng này hay hướng khác.

Trên thực tế, con lắc "tự chuyển động" là một trong những chủ đề được nghiên cứu sớm nhất về sự chuyển động của động cơ. Vào những năm 1800, trong một nghiên cứu về thôi miên, một người đàn ông tên là Anton Chevreul đã phát hiện rằng một con lắc có thể tiết lộ những suy nghĩ vô thức của một người bằng cách phóng đại những chuyển động nhỏ mà đối tượng tham gia không nhận thức được.

Các nghiên cứu sau đó hướng sự tập trung đặc biệt vào bảng Ouija, nghiên cứu này được xuất bản bởi các nhà tâm lý học tại Đại học British Columbia vào năm 2012. Các nhà nghiên cứu cho rằng những hiệu ứng mạnh nhất xuất hiện khi nhiều người đặt ngón tay lên tấm ván.

Để thực hiện thí nghiệm, mỗi người tham gia đều được bịt mắt, sau đó anh ta hoặc cô ta là một trong hai người được chỉ định chạm tay vào con trỏ. Khi tấm ván di chuyển, đối tượng thường khẳng định rằng người kia đang đẩy nó - trong khi thực tế là không có người nào khác tham gia (ngoài chính bản thân họ).

Những nhà nghiên cứu cho rằng niềm tin có ý thức của những người chơi đã kích hoạt chuyển động một cách vô thức nhưng lại khiến làm họ không hề hay biết và tin rằng mình không hề tác động đến con trỏ và di chuyển nó.

Với cách giải thích này thì yêu cầu phải có từ "hai người chơi trở lên" rất có ý nghĩa khi chơi Ouija. Vì càng nhiều người chạm vào con trỏ sẽ khiến bạn càng dễ tin rằng mình không di chuyển nó. Thông thường, người dẫn đầu hoặc những người chơi khác có xu hướng tiến về cùng một kết quả cụ thể cũng như và di chuyển con trỏ theo hướng mà họ mong muốn một cách vô thức.

Nhưng, bằng cách nào mà con trỏ có thể truyền đạt đúng ý nghĩ mà người chơi mong muốn? Liệu đó có phải là do người chơi tự bày ra không hay thật sự tồn tại một năng lực siêu nhiên nào đó phía sau?

...(Còn tiếp)

Thanh Mai (Theo How Stuff Works)

Chủ đề khác