VnReview
Hà Nội

Sỏi amidan: thủ phạm không ngờ khiến nhiều người bị hôi miệng dai dẳng

Hơi thở của bạn luôn có mùi dù vệ sinh răng miệng thường xuyên và không mắc bệnh lý nào? Nguyên nhân rất có thể chính là những hạt như bã đậu trong khoang miệng.

Chúng còn được gọi với cái tên khác là sỏi amidan. Hầu hết chúng ta không biết về sự tồn tại của những viên sỏi amidan này nên bỏ qua khi vệ sinh răng miệng.

Sỏi amidan là những hạt cặn canxi nhỏ, màu trắng hoặc vàng, hình thành qua quá trình thức ăn thừa tích tụ lại. Chúng không có nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên, sỏi amidan khiến hơi thở có mùi, gây mất tự tin cho nhiều người.

Sỏi amidan hình thành như thế nào?

Theo WebMD, amidan là cấu trúc nằm ở tuyến sau của cổ họng, đối xứng nhau. Nó được cấu tạo từ các mô, tế bào lympho, chất nhầy, chất ngăn ngừa và chống nhiễm trùng. Nhiều chuyên gia đánh giá amidan đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, sản xuất tế bào bạch cầu, kháng thể. Nhiệm vụ của nó được ví như tấm lưới bẫy vi khuẩn, virus, ngăn không cho chúng xâm nhập qua cổ họng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào amidan cũng làm tốt vai trò của nó. Amidan là cơ quan phức tạp với nhiều ngóc ngách. Đây là cơ hội cho vi khuẩn, virus và những cặn thừa thức ăn, nhiều thứ khác như tế bào chết, chất nhầy, trú ẩn, đọng lại. Khi các mảnh vụn này tích tụ đủ lớn, chúng sẽ liên kết với nhau và tạo thành các hạt nhỏ, cấu trúc mềm như hạt bã đậu hoặc vôi hóa.

Những người bị viêm amidan lâu ngày, tái phát hoặc gặp vấn đề về răng miệng rất dễ hình thành sỏi amidan. Đa số, các viên sỏi có kích thước nhỏ, rất hiếm trường hợp chúng bị vôi hóa với kích thước lớn.

Ngoài ra, theo Healthline, người vệ sinh răng miệng kém, gặp các vấn đề về xoang mạn tính cũng có nguy cơ hình thành sỏi nhiều hơn.

Sỏi amidan khiến nhiều người gặp tình trạng hơi thở có mùi dai dẳng. Ảnh: Freepik.

Triệu chứng bạn đang có sỏi amidan

Khi thức ăn hoặc mảnh vụn mắc vào các kẽ hở của amidan, chúng cứng lại hoặc bị vôi hóa, tạo thành cặn canxi tạm thời. Những cặn này thường nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và vô hại.

Theo Kyra Osborne, chuyên gia tai mũi họng tại Cleveland Clinic: "Một số người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Về cơ bản, ở mặt y tế, chúng ta không cần lo lắng về nó nếu các viên sỏi amidan không gây nguy hại cho răng việc".

Sỏi amidan gần như không thể phát hiện bằng mắt thường và ngay cả viên có kích thước lớn cũng phải chẩn đoán qua chụp X-quang. Theo tiến sĩ Osborne, một người có thể bị sỏi amin với tần suất 1-2 lần trong đời hoặc vài lần mỗi tuần. Ở những người có nhiều đường nứt, hốc amidan, nguy cơ gặp sỏi amidan càng cao. Mọi độ tuổi, giới tính đều có thể gặp phải tình trạng này.

Triệu chứng khi xuất hiện sỏi amidan trong miệng gồm:

Hôi miệng: Đây là dấu hiệu điển hình nhất. Các viên sỏi là tích tụ của chất cặn, thức ăn thừa bị vôi hóa. Nói cách khác, đây là ổ chứa vi khuẩn khiến chúng ta bị hôi miệng liên tục, dai dẳng dù đã vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng amidan. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân bị viêm amidan lâu năm cho thấy hơi thở của họ chứa chất lưu huỳnh dễ bay hơi mà đặc trưng của nó là mùi hôi như trứng thối. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 75% người có lượng hợp chất này cao trong khoang miệng bị sỏi amidan.

Ho, đau họng: Sỏi amidan thường đi với viêm cơ quan này. Nó khiến chúng ta đau, rát, ngứa họng dù không kèm các triệu chứng của bệnh cảm, cúm. Bản thân sỏi amidan cũng là thủ phạm làm nhiều người đau đớn trong họng khi nó chèn ép vào cơ quan này.

Sỏi amidan cũng kích ứng cổ họng, khiến bạn ho nhiều hơn do những mảnh vụn trắng cọ xát vào.

Khó nuốt: Tùy thuộc vị trí trú ẩn, kích thước mà sỏi amidan có thể gây khó chịu hoặc đau khi nuốt thức ăn, chất lỏng; đôi lúc có cảm giác như hóc xương.

Đau tai: Chúng cũng có thể tích tụ ở bất kỳ vị trí nào trên amidan. Do cơ quan này thông mới mũi, họng, tai, nên trong nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau trong tai dù các viên sỏi không hề tiếp xúc cơ quan này.

Sưng amidan: Khi các mảnh vụn cứng lại và sỏi amidan hình thành, đây cũng là lúc amidan dễ nhiễm trùng, sưng lên.

Cách phòng ngừa

Nhìn chung, sỏi amidan là vô hại nhưng nó gây khó chịu vì khiến hơi thở của mùi, người mắc kém tự tin trong giao tiếp. Các viên sỏi này phát triển từ vụn thức ăn, chất khác bị mắc kẹt trong amidan. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này là giữ sạch amidan, ngăn không cho mảnh vụn, mảng bám còn sót lại.

Tiến sĩ Osborne khuyên bạn nên đánh răng, lưỡi kỹ thường xuyên và súc miệng bằng nước muối sau ăn. Điều này giúp loại bỏ các cặn thức ăn thừa. Đánh răng và xúc miệng cũng tạo lực để đánh bật các viên sỏi ngoài bề mặt amidan. Chúng ta cũng có thể tự loại bỏ sỏi amidan tại nhà bằng tăm bông, nước sạch.

Ở những người bị sỏi amidan tái phát, cắt amidan có thể là lựa chọn tốt nhất. Thủ thuật này thường mất 20-30 phút và có kèm gây mê toàn thân.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra răng thường xuyên, thay bàn chải 3 tháng một lần và lấy cao răng để tránh những vấn đề khác về răng miệng.

Theo Zing

Chủ đề khác