VnReview
Hà Nội

Sao băng khổng lồ bùng cháy trên bầu trời Nam Florida

Một sao băng khổng lồ sáng rực được phóng to trên bầu trời gần Bãi biển West Palm, Florida vào thứ Hai (13/4). Thật may mắn khi hình ảnh rực rỡ và hoành tráng của nó đã được ghi lại bởi các phóng viên tin tức địa phương và hệ thống an ninh gia đình gần đó.

Sao băng được phát hiện vào khoảng 10 giờ tối (giờ địa phương). Theo báo cáo của NPR, "quả cầu lửa" này lao xuống từ trên không trung và tan rã trong vô vàn những tia sáng rợp trời.

Ngay sau đó, Jay O'Brien - phóng viên của CBS News đã nhanh chóng đăng tải một đoạn video về quả cầu lửa phát nổ giữa không trung. Đồng nghiệp của ông, Zach Covey - nhà khí tượng học của CBS cho rằng quả cầu lửa có khả năng là "một đoạn của một tiểu hành tinh 2021 GW4 - Một tảng đá ngoài không gian xuyên qua Trái đất vào đêm đó".

Space.com ước tính rằng kích thước của tiểu hành tinh này khoảng 14 feet (4 mét) hoặc hơn và có tốc độ lên đến 16.300 dặm (26.200 km). Tiểu hành tinh này sẽ quay quanh mặt trời trong thời gian hai năm và sau cùng sẽ quay trở lại Trái đất. Theo dự đoán từ NASA, tiểu hành tinh này sẽ không quay trở lại Trái đất vào ngày 12/4 trong ít nhất một thế kỷ nữa.

Tiểu hành tinh 2021 GW4 tiếp xúc tương đối gần với Trái đất. Tuy nhiên theo lý thuyết của Covey đó chỉ là một quả cầu lửa bình thường và không liên quan đến GW4. Tất yếu, lý thuyết này nhanh chóng bị Jonathan McDowell - nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian phản đối. Theo Space.com, khái niệm "quả cầu lửa" mô phỏng về bất kỳ thiên thạch nào có khả năng tỏa sáng như hành tinh Venus; Dĩ nhiên, sự thật là luôn có các quả cầu lửa rơi xuống Trái đất hàng ngày nhưng hầu hết chúng không được chú ý do nhiều nguyên nhân như: chúng rơi xuống các khu vực không có người ở, thời điểm rơi vào ban ngày hoặc bị che phủ bởi lớp mây dầy.

Dù cho sao băng có nguồn gốc như thế nào, từ đâu thì những hình ảnh mà Cơ quan Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Vịnh Tampa đã ghi nhận được ngoài khơi bờ biển Florida vẫn thật sự là một quả cầu lửa đang bốc cháy rất mãnh liệt. Những hình ảnh này được ghi nhận bởi Geostati static Lightning Mapper (GLM), một công cụ lấy từ vệ tinh theo dõi những thay đổi về độ sáng chuyên nghiệp.

Thanh Mai; theo Livescience

Chủ đề khác