VnReview
Hà Nội

Người Trung Quốc đầu tiên chinh phục được công nghệ 5nm

Sức mạnh khoa học và công nghệ của Trung Quốc đang là chủ đề nóng trên truyền thông thế giới. Lệnh cấm vận chip của Mỹ đối với ZTE năm 2018 đã khiến ngày càng nhiều người dân Trung Quốc suy nghĩ sâu sắc về tầm quan trọng của việc làm chủ các công nghệ cốt lõi, từ đó nhận ra tầm quan trọng của sự đổi mới độc lập của một quốc gia.

Người Trung Quốc bắt đầu nhìn dài hạn hơn, và họ bắt đầu chú ý đến lĩnh vực có phần xa lạ này. Trong số đó phải kể đến Yin Zhiyao, Chủ tịch của Advanced Micro-Fabrication Equipment chuyên sản xuất công cụ làm chip vi mạch, nhà khoa học có đóng góp xuất sắc cho nền khoa học công nghệ Trung Quốc.

Vào tháng 8/2004, một người đàn ông lịch lãm 60 tuổi quyết rời Hoa Kỳ cùng với nhóm 15 người của mình trở về quê hương.

Kỳ tích

Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV gần đây đưa một tin đáng chú ý: Công ty TNHH Thiết bị bán dẫn vi mô (chính là Advanced Micro-Fabrication Equipment) đã chính thức hoàn thiện máy khắc 5 nanomet. Để dễ hình dung, cả chip Apple A11 và Huawei Kirin 970 đều sử dụng quy trình 10 nanomet.

Trong khi những gã khổng lồ trong ngành này vẫn đang miệt mài nghiên cứu các công nghệ 10 nanomet và 7 nanomet, thì Zhongwei Semiconductor của Trung Quốc chính thức tuyên bố đã làm chủ công nghệ 5 nanomet. Thế giới đã bị sốc! Họ không nghĩ đến Trung Quốc. Các công ty bán dẫn ở Trung Quốc đại lục, vốn chưa được biết đến trong ngành công nghiệp này và trong mắt phương Tây họ hầu như không tồn tại, đã thực sự làm được điều đó.

Người Trung Quốc đầu tiên chinh phục được công nghệ 5nm

Đứng sau Zhongwei là Yin Zhiyao, năm nay đã 77 tuổi.

Ông Yin Zhiyao sinh năm 1944, là con một gia đình yêu nước ở Bắc Kinh. Ông cố của ông đã tham gia Cách mạng cuối thời nhà Thanh. Ông nội là một sinh viên được nhà nước tài trợ đi du học ở nước ngoài và chọn trở về quê hương để đóng góp cho sự nghiệp khoa học của Trung Quốc. Cha ông là một chuyên gia điện hóa được đào tạo ở Nhật Bản.

Nền tảng gia đình tốt đã đặt nền móng cho sự phát triển của Yin Zhiyao. Điểm luôn nằm trong top tốt nhất trong lớp. Từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã muốn học hỏi từ tinh thần của ông mình và coi việc nghiên cứu khoa học là tín ngưỡng của cuộc đời.

Năm 1962, Yin Zhiyao trúng tuyển thành công vào Khoa Vật lý Hóa học của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc với kết quả xuất sắc. Yin Zhiyao đã suy nghĩ rất kỹ về tương lai, và cuối cùng ông đưa ra một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự nghiệp và cả cuộc đời sau này: đó là chọn tiếp tục học thạc sĩ Hóa học tại Đại học Bắc Kinh.

Sau đó, ông nghiên cứu tiến sĩ Vật lý và hóa học tại Đại học California (1980-1984) và ở lại Thung lũng Silicon (Mỹ) làm việc. Đầu tiên, ông làm việc cho Intel 2 năm ở vị trí kỹ sư xử lý; làm phó chủ tịch Applied Materials 13 năm đến 2004.

Khi Yin Zhiyao làm việc tại Thung lũng Silicon (Mỹ), nhóm của ông đã giúp công ty chiếm lĩnh gần một nửa thị trường thế giới và riêng ông đã sở hữu 74 bằng sáng chế trong ngành bán dẫn.

Cái tên Yin Zhiyao từ lâu đã trở thành huyền thoại ở Thung lũng Silicon.

Quyết định trở về nhà

Một người đã thành công trong sự nghiệp khoa học quốc tế có thể chọn dành những năm hoàng hôn ở thành phố, sống một tuổi già giàu có. Tuy nhiên, Yin Zhiyao, người đã đi quá nửa chặng đường của cuộc đời, đã có một quyết định táo bạo. Năm 2004, ông rời Hoa Kỳ và trở về đất mẹ cùng với đội ngũ 15 cộng sự mà không do dự.

Điều này khiến người dân Trung Quốc phải trầm trồ ngạc nhiên sau khi hay tin.

Trước khi Yin Zhiyao trở về Trung Quốc, hầu như ngành bán dẫn Trung Quốc là con số 0, tất cả các nguyên liệu cần thiết phải nhập khẩu. Điều này khiến các nhà khoa học rất đau khổ. Mặc dù Huawei đã thiết kế "chip Kirin" vào thời điểm đó, nhưng hãng không thể tự mình đưa vào sản xuất. Mọi thứ thật khiến cho những người làm trng ngành cảm thấy bực bội, ức chế.

Nhưng trái tim của Yin Zhiyao đã nói với ông rằng, "Tôi muốn quay trở lại để phục vụ đất nước, giúp đỡ sự đổi mới khoa học và công nghệ của Trung Quốc!"

Tuy nhiên, Hoa Kỳ không muốn trả một người tài năng như vậy trở lại Trung Quốc, họ đã tịch thu 6 triệu tài liệu và máy tính liên quan đến ông. Ông đến Thượng Hải để thành lập Công ty TNHH Thiết bị bán dẫn vi mô Trung Quốc (AMEC) từ đầu. Ông tự mình quản lý và phục vụ với tư cách là chủ tịch và CEO của công ty.

Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã không chỉ phá vỡ thế độc quyền công nghệ của máy khắc quốc tế mà còn đặt nền tảng kỹ thuật cho việc nghiên cứu và phát triển chip độc lập của quốc gia. Ngày nay, thành tựu công nghệ của máy khắc do Zhongwei Semiconductor sản xuất đã gây chấn động thế giới, và nhóm của Yin Zhiyao tiếp tục đạt được những bước tiến dài trong lĩnh vực này.

Ngành bán dẫn của Trung Quốc đạt được thành tích như vậy gây áp lực lên hai công ty lớn của Mỹ, và họ đã đệ đơn kiện bằng sáng chế chống lại Zhongwei Semiconductor nhưng không thành công.

Cuối cùng, vào năm 2015, Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc có thể chế tạo máy khắc plasma cạnh tranh quốc tế, và quyết định loại Trung Quốc ra khỏi danh sách kiểm soát. Đó cũng là dấu mốc cho thấy ngành bán dẫn Trung đã được quốc tế công nhận.

các quốc gia khác trên thế giới vẫn còn ở giai đoạn 10nm và 7nm vào năm 2017, nhóm do ông Yin Zhiyao chỉ đạo đã vượt qua khó khăn và đạt được bước đột phá 5nm. Đây là một bước nhảy vọt về chất trong công nghệ nano của Trung Quốc.

Bực bội với giới truyền thông

Vào tháng 4/2018, ông Yin Zhiyao đã vô cùng tức giận khi phát hiện ra các phương tiện truyền thông công khai rằng Trung Quốc là nước đầu tiên làm chủ công nghệ 5 nanomet trên thế giới. Ông cho rằng truyền thông đã mắc sai lầm phổ biến khi ca tụng thành tích một cách bừa bãi. Vì sao vậy?

Đúng là Công ty đã làm chủ công nghệ 5nm vào năm 2018, và sẽ sử dụng nó vào dây chuyền sản xuất quy trình 5nm đầu tiên trên thế giới của TSMC vào năm 2018. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ số liệu, bạn sẽ thấy nếu nói riêng về thị phần, thị phần của ngành bán dẫn Trung Quốc chỉ là 1,4%. Và 1,4% này là điều khiến Yin Zhiyao tức giận với giới truyền thông.

Bởi ông nhận thấy rõ giữa Trung Quốc và nước ngoài vẫn còn khoảng cách. Ngành này không chỉ có công nghệ, mà còn cả một chặng đường dài về quy mô sản xuất, kinh nghiệm… nên tụng ca như vậy là quá sớm.

Các nước phương Tây đã hình thành một chuỗi sinh thái độc đáo trong ngành công nghiệp bán dẫn qua nhiều năm phát triển và tích lũy. Nhiều người có xu hướng quá phấn khích khi thấy Trung Quốc mạnh ở đâu nhưng đồng thời ngay lập tức quá thất vọng khi thấy các nước khác dẫn đầu Trung Quốc.

Vì vậy, ông Yin Zhiyao cho rằng không thể để người dân chìm đắm trong niềm kiêu hãnh và tự mãn. Mọi người phải biết rằng phạm vi của các lĩnh vực khoa học và công nghệ trên thế giới rất rộng lớn. Cần phải nhận thức sâu sắc khoảng cách trước khi bắt kịp.

Tuấn Phan

Chủ đề khác