VnReview
Hà Nội

Giải mã “tế bào tiêu diệt tự nhiên” trong hệ thống miễn dịch

Các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) được xem như đồng minh của chúng ta khi chống lại bệnh nhiễm trùng và ung thư. Nếu tế bào T là một đội bác sĩ chuyên khoa thì tế bào NK chính là các nhân viên cứu thương hỗ trợ cơ thể.

Một phần trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta, nơi xảy ra những phản ứng đầu tiên, các tế bào NK được sinh ra để nhận biết và phản ứng với nguy hiểm. Các nhà khoa học tích cực tìm hiểu nguồn gốc tạo ra tế bào NK này.

Theo Joseph Sun - nhà miễn dịch học tại Viện Sloan Kettering - cho biết: "Có nhiều mối quan tâm đến tế bào NK như một mục tiêu tiềm năng của liệu pháp miễn dịch. Chúng ta có thể hiểu được điều gì thúc đẩy các tế bào này để lập trình chúng tốt hơn trong việc chống lại bệnh tật."

Nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu tại MSK và một số nơi khác đã chỉ ra rằng: các tế bào T dựa vào quá trình đường phân hiếu khí để thực hiện các chức năng bảo vệ. Các nhà khoa học đang tự hỏi rằng các tế bào NK đã sử dụng nguồn năng lượng nào để phục vụ cho các hoạt động của chúng và liệu rằng chúng có phụ thuộc vào hình thức trao đổi chất này không?

Tiến sĩ Sun và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu tế bào NK ở động vật, nơi họ thiết lập hình thức chuyển hóa mà tế bào NK đang sử dụng và so sánh nó với tế bào T trong môi trường tự nhiên. Họ phát hiện rằng các tế bào NK tăng cường quá trình đường phân hiếu khí khoảng 5 ngày trước khi các tế bào T phản ứng.

Tiến sĩ Sheppard nhận định rằng: "tế bào NK là tế bào miễn dịch bẩm sinh thực sự quan trọng để tạo ra phản ứng nhanh bảo vệ cơ thể".;Những phát hiện này có liên quan đến việc sử dụng tế bào NK làm liệu pháp miễn dịch ở những người bị ung thư và các bệnh khác. Đặc biệt, chúng có ý nghĩa đối với việc sử dụng tế bào NK như một hình thức trị liệu tế bào, tức là tế bào được nuôi cấy và phát triển bên ngoài bệnh nhân và sau đó truyền trở lại vào máu của bệnh nhân.

Tiến sĩ Sheppard nói: "Những tế bào này được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhằm thúc đẩy quá trình phân chia, vì khi đưa vào cơ thể, quá trình đường phân hiếu khí sẽ bị chậm lại".

Bài học kinh nghiệm cho các nhà nghiên cứu là: Họ phải cân bằng giữa tốc độ nhân lên của tế bào NK và duy trì khả năng chịu đựng của chúng. Các tế bào NK này là "nhân viên y tế" của hệ thống miễn dịch của, vì vậy điều quan trọng là phải giữ cho chúng hoạt động nhanh và phản ứng nhanh.

Báo cáo xuất bản vào ngày 1 tháng 6 năm 2021 trên tạp chí Cell Reports.

Thanh Mai (Theo Sciencedaily)

Chủ đề khác