VnReview
Hà Nội

Tinh trùng chuột đông khô nhiều năm mang từ ISS về Trái Đất vẫn thụ tinh thành công

Khá bất ngờ khi tinh trùng chuột đông khô sau nhiều năm lưu trữ ngoài vụ trũ, cụ thể là trên trạm ISS vẫn giúp thụ tinh thành công cho trứng của chuột cái và tạo ra một lứa chuột con mới.

NASA mới đây thông báo, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tinh trùng đông khô của chuột đực trải qua nhiều tháng trên ISS để thụ tinh cho trứng của chuột cái khi trở lại Trái Đất. Kết quả của thí nghiệm là một đàn chuột con ra đời và NASA gọi chúng là "đàn chuột con không gian".

Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản.

Mục tiêu của thí nghiệm là xác định bức xạ không gian ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản ở động vật có vú. Các nhà khoa học biết bức xạ có thể làm hỏng ADN bên trong tế bào, gây ra đột biến. Đó là lý do tại sao các bác sĩ da liễu luôn khuyên mọi người thoa kem chống nắng để tránh các đột biến gây ra bởi bức xạ Mặt trời.

Bức xạ không gian cũng là mối quan tâm rất lớn đối với các quốc gia đang triển khai sứ mệnh và có các nhà du hành vũ trụ đang làm việc ngoài không gian. NASA và các cơ quan vũ trụ khác cũng lên kế hoạch cho các sứ mệnh xa hơn trong tương lai, chẳng hạn như lần đầu tiên đưa con người lên sao Hỏa. Trước khi NASA cử các phi hành gia đi thực hiện các nhiệm vụ dài ngày, NASA cần biết mức độ phơi nhiễm bức xạ tăng lên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của các phi hành gia.

Với thí nghiệm trên, các nhà nghiên cứu đã đông lạnh tinh trùng của khoảng 12 con chuột và đặt chúng vào bên trong các viên nang. Chúng được vận chuyển lên ISS và lưu trữ trong những khoảng thời gian khác nhau.

Một số mẫu đã được đem trở lại Trái Đất sau khoảng 9 tháng ngoài không gian. Trong khi một mẫu tinh trùng khác được đem trở lại Trái Đất sau khoảng 2 năm 9 tháng. Một số mẫu tinh trùng thậm chí còn được đem về Trái Đất sau 5 năm 10 tháng ở ngoài không gian.

Khi các mẫu được đưa trở lại Trái Đất, nhóm nghiên cứu sẽ xác định lượng bức xạ mà chúng đã hấp thụ bằng cách sử dụng phương pháp giải trình tự ARN (RNA-seq).

Nhóm nghiên cứu sau đó phát hiện ra rằng, chuyến du hành trong không gian không làm hỏng nhân của tế bào tinh trùng. Các nhà khoa học đã bù nước cho tinh trùng bằng nước và tiêm chúng vào các tế bào buồng trứng của chuột cái.

Sau khi biến đổi tế bào buồng trứng, chuột cái mang thai và cuối cùng sinh ra chuột con. Kết quả là lứa chuột con khỏe mạnh và không có khuyết tật. Đây là một kết quả hết sức ấn tượng và tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu và thử nghiệm quan trọng khác về khả năng sinh sản của con người khi ở ngoài không gian.

Tiến Thanh (Theo Slashgear)

Chủ đề khác