VnReview
Hà Nội

Du lịch vũ trụ có vẻ rất thú vị, thực chất lại rất có hại cho hành tinh

Du lịch lên vũ trụ sẽ làm hại môi trường. Câu chuyện đưa Jeff Bezos, Richard Branson và những khách du lịch giàu có khác vào quỹ đạo, một lần nữa, lại gây tranh cãi.

Các công ty bao gồm SpaceX, Virgin Galactic và Space Adventures muốn làm cho du lịch vũ trụ trở nên phổ biến hơn với mọi người. Và mọi người cũng rất quan tâm đến loại hình du lịch này.

Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã chi một khoản tiền bí mật cho SpaceX vào năm 2018 để thực hiện một chuyến đi riêng khứ hồi vòng quanh mặt trăng. Chuyến đi sẽ diễn ra vào năm 2023, mặc dù tên lửa Starship vẫn cần thêm thời gian để chứng minh là nó có thể cất cánh và hạ cánh an toàn mà không phát nổ.

Tháng này, một cá nhân nào đó đã trả 28 triệu USD để được bay trên chuyến tàu vũ trụ New Shepard của Blue Origin, cùng với ông chủ của công ty, tỷ phú Amazon Jeff Bezos và anh trai của ông, Mark Bezos. Chuyến đi dự kiến ​​vào tháng Bảy.

Trong khi đó, Trái đất đang bị khủng hoảng biến đổi khí hậu. Việc đưa các tỷ phú lên vũ trụ bằng tên lửa có thể không phải là quyết định thân thiện với môi trường.

Du hành vũ trụ làm hại môi trường như thế nào?

Tên lửa phải đốt cháy một lượng thuốc phóng cắt cổ để cất và hạ cánh. Thuốc phóng là chất khi chịu tác động bởi xung nhiệt hay tia lửa từ bên ngoài thì cháy tạo nên một lượng khí lớn đẩy một vật thể đi. Các vật thể đẩy đi có thể là đầu đạn, tên lửa, rốc két, pháo hoa. Thuốc phóng có thể ở dạng chất rắn, chất lỏng, hoặc chất khí. Cho dù đó là dầu hỏa trong tên lửa Falcon 9 của SpaceX, khí mê-tan trong tàu Starship hay hydro lỏng trong Hệ thống phóng vào không gian (SLS) khổng lồ của NASA, việc đốt cháy vật liệu đó sẽ tác động đến bầu khí quyển của Trái đất.

Eloise Marais, phó giáo sư địa lý vật lý tại Đại học London, giải thích, bất kể sử dụng nhiên liệu nào, tất cả các vụ phóng đều tỏa ra rất nhiều nhiệt làm khuấy động nitơ trong khí quyển, tạo ra các oxit nitơ gây rối loạn. Marais nghiên cứu tác động của nhiên liệu và các ngành công nghiệp lên bầu khí quyển.

Bà nói: "Tùy thuộc vào độ cao chúng được giải phóng, các oxit nitơ đó có thể góp phần hình thành ozone hoặc làm suy giảm ozone".

Trong tầng bình lưu, ozone hoạt động như một lá chắn chống lại bức xạ tia cực tím từ mặt trời, nhiệt độ đó có thể ăn mòn ozone.

Ở tầng đối lưu gần mặt đất hơn, sức nóng đó có thể bổ sung ozone. Thật không may, ở độ cao đó, nhiệt độ đó hoạt động giống khí nhà kính hơn và giữ nhiệt.

Các loại nhiên liệu khác nhau làm hỏng bầu khí quyển theo những cách khác nhau.

Marais nói: "Oxit nitơ rất quan trọng, nhưng cũng có những nhiên liệu rắn bị đốt cháy và chúng tạo ra clo. Clo có thể phá hủy tầng ozone rất mạnh".

Nhiên liệu hydrocacbon như dầu hỏa và metan tạo ra carbon dioxide, một loại khí nhà kính khét tiếng, cũng như carbon đen, hay còn gọi là bồ hóng, hấp thụ nhiệt và làm Trái đất ấm lên.

Thậm chí, trước khi các vụ phóng tên lửa diễn ra, việc sản xuất thuốc phóng đã gây ảnh hưởng đến môi trường. Các phương pháp chiết xuất có thể sản sinh metan, hydro siêu lạnh có thể tạo ra phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, mỗi lần phóng sử dụng hàng nghìn tấn thuốc phóng để tiếp cận không gian.

Mọi thứ nghe có vẻ tồi tệ, nhưng các vụ phóng tên lửa không xảy ra thường xuyên, hàng tuần mới có một số sự kiện. Bây giờ, hãy so sánh với du lịch hàng không. Có từ 80.000 đến 130.000 chuyến bay mỗi ngày. Cơ quan hàng không của Liên Hợp Quốc dự báo lượng khí thải carbon dioxide trên máy bay, một loại khí nhà kính lớn, đã vượt qua 900 triệu tấn vào năm 2018 và sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Việc di chuyển bằng đường hàng không cũng góp phần tạo ra các oxit nitơ trong khí quyển.

Marais nói: "Nếu bạn sống gần sân bay, bạn đang hít thở không khí bẩn hơn những người sống xa hơn".

Trong bối cảnh các ngành công nghiệp khổng lồ hoạt động suốt ngày đêm như giao thông vận tải, năng lượng và nông nghiệp, du hành vũ trụ thương mại dường như chưa thực sự là một vấn đề lớn.

Trong 20 năm qua, chỉ có bảy "khách du lịch" đã du hành vào không gian, và đó là kết quả của sự hợp tác giữa công ty Space Adventures của Mỹ và MirCorp của Nga.

Nếu các vụ phóng tên lửa trở nên phổ biến hơn, ảnh hưởng của chúng đối với môi trường sẽ ngày càng lớn. Marais chỉ ra rằng chúng ta chưa biết hết tác dụng của nhiên liệu tên lửa đối với bầu khí quyển và môi trường, vì các nhà nghiên cứu mới bắt đầu nghiên cứu chủ đề này.

Để chế tạo một tên lửa cũng cần rất nhiều thép và nhôm. Đối với mỗi tấn thép được sản xuất, 1,9 tấn khí cacbonic được thải ra. Con số đó tăng lên 11,5 tấn đối với nhôm.

Một con tàu Starship rỗng được làm từ khoảng 200 tấn hợp kim thép, chưa bao gồm tên lửa, nặng ước tính thêm 300 tấn.

Nhân danh khoa học nên các dự án phải trả một cái giá đắt, nhưng ít nhất cũng có một số lợi ích. Các chương trình không gian đã dạy chúng ta rất nhiều về vũ trụ và hành tinh, bao gồm thông tin quan trọng về các kiểu thời tiết và tác động của biến đổi khí hậu.

Nhưng hãy tưởng tượng một tương lai nơi bạn có thể đặt chuyến bay lên vũ trụ dễ dàng và thường xuyên như một chuyến đi đến Disney World, điều gì sẽ xảy ra. Nếu tên lửa được phóng lên liên tục, các tác động tiêu cực sẽ chồng chất.

"Trước khi chúng ta quyết định về du lịch vũ trụ", Marais nói, "chúng ta nên thực hiện những nghiên cứu như thế này để xem tác động lên môi trường như thế nào".

Hoàng Lan theo Mashable

Chủ đề khác