VnReview
Hà Nội

Hệ sinh thái ven biển mang lại nguồn lợi hàng tỷ đô la nhờ carbon

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Australia, Indonesia và Mỹ cho biết hệ sinh thái ven biển đang chứa đựng một lượng carbon cực lớn có giá trị lên đến hàng tỷ đô la. Nhóm nghiên cứu cũng tính toán những quốc gia nào có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc hấp thụ CO2 ven biển trên toàn thế giới.

Theo đó, các nhà khoa học đưa ra một nhận định mới về tác động và việc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các quốc gia, chúng sẽ được định lượng theo một tên gọi mới đó là "chi phí xã hội của carbon".

Hiện nay, Úc và Indonesia là 2 quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu, bắt nguồn từ việc hấp thụ CO2 ven biển, điều này đồng nghĩa với tiềm năng lưu trữ carbon ở các bờ biển của họ rất cao. Tương tự, Mỹ cũng có trữ lượng carbon tương đối lớn trong các hệ sinh thái ven biển của họ, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhờ có các hệ sinh thái ven biển mà hằng năm Mỹ có thể thu về khoảng 26,4 tỷ đô la, Ấn Độ 16,6 tỷ đô la và Trung Quốc là 14,7 tỷ đô la.

Cơ sở mà các nhà khoa học dùng để tính toán và quy đổi thành tiền được gọi là chi phí xã hội của carbon, nó giúp các nhà khoa học đánh giá được những ảnh hưởng của việc hấp thụ carbon ven biển đến phúc lợi xã hội. Cụ thể, phúc lợi xã hội được cấu thành từ vốn tự nhiên và vốn do con người tạo ra, trong đó, CO2 là tác nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu và gián tiếp làm ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn phúc lợi chung.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng việc lưu trữ carbon là một phần nhỏ trong các tác động tích cực của hệ sinh thái ven biển dành cho con người. Trong đó, hệ sinh thái ven biển đóng vai trò tiên quyết và đặc biệt quan trọng đối với đa dạng sinh học biển và các ngành nghề thủy hải sản. Đồng thời, hệ sinh thái ven biển góp phần chống lũ lụt, bảo vệ bờ biển cũng như giúp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phương pháp nghiên cứu mà các nhà khoa học sử dụng đó là phương pháp tiếp cận vốn tự nhiên, nó dùng để đánh giá sự phân bổ lại lượng phát thải CO2 và bể CO2. Nhờ đó mà các nhà khoa học có thể xác định được chính xác nguồn lợi khổng lồ này và đưa vào khai thác trong thực tế.

Thanh Mai – Theo Sciencedaily

Chủ đề khác