VnReview
Hà Nội

Mất bao lâu để lên được mặt trăng?

Hàng đêm, bầu trời phía trên cao chúng ta vẫn tỏa ra ánh sáng dịu dàng, lấp lánh từ những vì sao cùng một mặt trăng khi tròn khi khuyết. Ít ai biết được đó là những hành tinh, những người hàng xóm gần chúng ta nhất. Đồng thời, đây cũng chính là tác nhân làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của vạn vật như thủy triều, chu kỳ ngủ của động vật (và cả con người), hormone…

Từ lâu, việc khám phá và khao khát được đặt chân lên mặt trăng đã truyền cảm hứng cho nhân loại và các nhà khoa học trên thế giới để bắt tay vào nghiên cứu và tìm tòi. Không chỉ với mong ước làm chủ mặt trăng mà còn mong muốn đưa con người lên khám phá nhiều hơn. Đây là một phần lý do tại sao Tổng thống John F. Kennedy đặt mục tiêu cho mình đồng thời đó cũng là sứ mệnh chung của NASA vào những năm 1960.

Cho đến nay, các phi hành gia của Mỹ đã thực hiện được 9 cuộc hành trình khám phá mặt trăng, trong đó có 6 cuộc hạ cánh thành công xuống bề mặt mặt trăng. Dựa trên những dữ liệu này, chúng ta có thêm những ý tưởng và sự chuẩn bị cho những lần bứt phá tiếp theo. NASA cho biết hiện đang lên kế hoạch cho các phi hành đoàn trở lại mặt trăng trong thời gian sắp tới đồng thời sẽ sớm cung cấp cho chúng ta nhiều dữ liệu hơn nữa về thời gian lên đến mặt trăng.

Giống như các hành tinh khác trong không gian, quỹ đạo chuyển động của mặt trăng không hoàn toàn là hình tròn; nó là hình elip. Điều này có nghĩa là mặt trăng sẽ di chuyển gần với Trái đất hơn vào một số thời điểm nhất định đồng thời xa hơn vào những thời điểm còn lại. Đó là lý do tại sao chúng ta thường được nhắc về hiện tượng "siêu mặt trăng" hay "mặt trăng khổng lồ". Điểm quỹ đạo khi mặt trăng ở gần Trái đất nhất được gọi là perigee; điểm quỹ đạo khi mặt trăng ở xa Trái đất nhất được gọi là apogee. Dựa trên những hiểu biết về cơ học quỹ đạo, các nhà vật lý thiên văn có thể lập kế hoạch khám phá mặt trăng khi chúng có khoảng cách gần với Trái đất nhất.

Theo ghi nhận của lịch sử, hầu hết những chuyến đi đến mặt trăng cần phải mất ít nhất 3 ngày để hoàn thành chặng đường dài gần 386,243 km. Điều này có nghĩa là các phi hành gia phải di chuyển với tốc độ khoảng 3.333 dặm/giờ (~5.364 km/giờ) trong suốt hành trình chinh phục mặt trăng.

Tuy nhiên, cũng có một số chuyển thám hiểm mặt trăng không thành công dù đã mất rất nhiều thời gian như tàu không gian "Trường An" của Trung Quốc đã phải bỏ ra 4-5 ngày khi thực hiện chuyến hành trình và buộc phải quay trở về Trái đất vì lý do thiếu nhiên liệu. Ngoài ra, cũng có những chuyến thảm hiểm mặt trăng nhanh nhất được ghi nhận như: tàu Luna 1 không người lái chinh phục mặt trăng vào năm 1959 chỉ với 36 giờ với tốc độ khoảng 6.500 dặm/giờ (10.500 km/giờ). Hay vào năm 2006, tàu New Horizons đã phóng qua mặt trăng chỉ 8 tiếng 35 phút với tốc độ kỷ lục 36.373 dặm/giờ (58.536 km/giờ).

Thanh Mai – Theo Howstuffworks

Chủ đề khác