VnReview
Hà Nội

Indonesia muốn xây “công viên kỷ Jura” trên đảo có đầy rồng Komodo

Ai muốn đi du lịch trên một hòn đảo đầy những loài bò sát lớn chuyên ăn thịt? Nếu muốn, bạn đã có cơ hội rồi đấy!

Theo trang Gizmodo, chính phủ Indonesia gần đây đã công bố kế hoạch tạo ra các trung tâm du lịch mới tại Vườn quốc gia Komodo, quê hương của loài rồng Komodo hung dữ. Rồng Komodo là một loài thằn lằn lớn được tìm thấy trên các đảo của Indonesia.;

Được thành lập vào năm 1980 như một nơi ẩn náu bảo vệ cho các loài thú có vảy, công viên bao gồm ba hòn đảo lớn của Indonesia và 26 hòn đảo nhỏ hơn, những hòn đảo này có đặc điểm là địa hình đồi núi hiểm trở và khí hậu nóng. Năm 1991, công viên được tuyên bố là Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Như vậy, công viên quốc gia Komodo được bảo vệ về mặt pháp lý của Liên hợp quốc, do vị thế là một địa điểm nổi bật của "di sản văn hóa và thiên nhiên".

Tuy nhiên, kế hoạch của Indonesia biến quần đảo thành "Điểm đến du lịch sinh thái đẳng cấp thế giới" đã gây ra chút tranh cãi. Một phần của vấn đề là không rõ chính phủ thực sự đang lên kế hoạch gì. Các hòn đảo đã có một lượng khách du lịch hàng năm nhất định, mặc dù những người ủng hộ dự án hy vọng sẽ thu hút được 500.000 du khách hàng năm đến khu vực này, khoảng gấp đôi so với số lượng du khách đến trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, theo số liệu của UNESCO.

Kế hoạch không rõ ràng song mọi người tin rằng các dự án cơ sở hạ tầng mới đang được phát triển. Do tính bí ẩn, hồi năm ngoái, cư dân mạng bắt đầu so sánh dự án này với "Công viên kỷ Jura", một ví dụ khác về du lịch và loài thằn lằn khổng lồ.

Vấn đề đáng lo ngại nhất, UNESCO đã công khai phàn nàn rằng dự án có thể làm xáo trộn môi trường sống của loài rồng, cũng như làm phiền cộng đồng địa phương trên các hòn đảo. Tại cuộc họp của Ủy ban Di sản Thế giới vào tháng trước, các quan chức UNESCO nói rằng dự án cần được đánh giá tác động môi trường mới để xác định xem liệu nó có gây ảnh hưởng đến cư dân trên đảo - cả người và bò sát - hay không. UNESCO rõ ràng đã thông báo điều này với Indonesia, nhưng không bao giờ nhận được phản hồi. Một quan chức cấp cao của Bộ Môi trường Indonesia sau đó nói rằng họ đang làm việc để đánh giá và sẽ sẵn sàng vào tháng 9.

Mặc dù các kế hoạch chắc chắn sẽ không đến mức xảy ra tàn sát, nhưng chắc chắn có một số câu hỏi đặt ra là liệu có nên khuyến khích một lượng lớn người đến thăm một hòn đảo đầy thằn lằn ăn thịt hay không.

Rồng Komodo rất hiếm khi tấn công con người, nhưng khi đã xảy ra, đó thực sự là một cơn ác mộng. Rồng có thể chạy gần 20km mỗi giờ và có những con lớn, có nọc độc, khiến con người về cơ bản chỉ không làm được gì nếu bị một cú cắn (mặc dù khi đã tấn công, rồng Komodo sẽ cắn con mồi rất nhiều). Nếu không được điều trị, tỷ lệ người tử vong trong vòng vài giờ sau khi bị tấn công khá cao.

Thực tế, việc những con rồng này khá dễ thương thể không bù đắp cho việc chúng vẫn thỉnh thoảng đột kích vào các ngôi làng của Indonesia. Chúng đột nhập vào các ngôi nhà ngẫu nhiên và cắn tay hoặc chân người dân. Vào năm 2001, chồng của Sharon Stone đã giao du với một người tại vườn thú Los Angeles, sau đó bị cắn đứt một phần bàn chân ngay trước mặt nhiều trẻ em.

Tất nhiên, ai cũng biết rồng Komodo thực sự rất tuyệt và trong lịch sử, hiếm khi xảy ra các vụ tấn công - thường chỉ khi bạn xâm phạm lãnh thổ hoặc trộm nguồn cung thực phẩm của chúng. Trong trường hợp này, các quan chức UNESCO rõ ràng lo lắng nhất về sức khỏe của những con thằn lằn, chứ không phải khách du lịch. UNESCO cho rằng, việc thiết lập trung tâm giải trí và dòng khách du lịch có thể làm xáo trộn hệ sinh thái, vốn cho phép khoảng 3.000 con rồng Komodo phát triển mạnh trên quần đảo.

Tuy nhiên, chính phủ Indonesia dường như đã quyết định. Vào tháng 2, có báo cáo cho biết các quan chức đang gấp rút hoàn thành việc xây dựng dự án của mình trước hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm sau, sẽ được tổ chức tại Indonesia. Hội nghị thượng đỉnh ban đầu dự kiến ​​diễn ra ở Labuan Bajo, một thị trấn đánh cá nhỏ với lối đi dễ dàng đến Công viên Quốc gia Komodo, tuy nhiên địa điểm đã được thay đổi đến Bali.

Hoàng Lan

Chủ đề khác