VnReview
Hà Nội

Chế tạo thành công bóng bán dẫn từ vật liệu di truyền

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Stanford vừa chế tạo ra được một loại bóng bán dẫn (transistor) mới được làm hoàn toàn từ các vật liệu di truyền học và có thể hoạt động được khi nằm bên trong một vi khuẩn đang sống thực thụ, hứa hẹn tương lai xán lạn cho những chiếc "máy tính sinh học".

Theo trang tin TheVerge, bóng bán dẫn là loại thành phần cơ bản nhất trong việc cấu thành nên một chiếc máy tính, nếu dự án này tiếp tục đạt được nhiều thành công khác thì vào một thời điểm không xa, chúng ta sẽ có những chiếc "máy tính sinh học", loại máy tính được làm từ các tế bào và cấy thẳng vào cây cối, động vật hay thậm chí là cấy vào con người để tăng cường một số năng lực của cơ thể chúng ta. Khả năng có thể cấy ghép vào các thực thể sống chính là ưu điểm lớn nhất của loại bóng bán dẫn này so với bóng bán dẫn truyền thống, vốn được làm từ các vật liệu nhân tạo.

600x400

Loại bóng bán dẫn sinh học mới có tên goi là Transcriptor, được cấu thành từ một tế bào sống, bên trong tế bào đó chứa một mẫu phân tử DNA (hay ADN) có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ thấy được khi soi qua kính hiển vi. Tế bào này đã được các nhà khoa học thiết kế lại để có thể điều khiển được dòng chảy của các phân tử RNA (hay ARN), đóng vai trò là dòng điện, từ đó điều khiển được toàn bộ hành vi của tế bào sống, ví dụ như ra lệnh cho các tế bào ung thư phải ngưng sự phát triển lây lan của mình lại, hoặc biến các tế bào thực vật thành các máy cảm biến sinh học dùng để theo dõi các điều kiện của môi trường, thiên nhiên.

Qua đó, thật khó dể người ta có thể kể ra hết được các ứng dụng thực tế sẽ cực kỳ hữu ích của loại máy tính sinh học này. Công nghệ bán dẫn của con người vốn đã khá ưu việt rồi, nếu có thể kết hợp với cả sinh học như thế thì quả thật là tuyệt vời đúng không các bạn? Hiện các nhà nghiên cứu trong dự án trên đã công bố một số bản thảo của mình một cách công khai trên trang web BioTricks Foundation để các nhà khoa học khác trên thế giới cũng có thể tham khảo và tiếp tục nghiên cứu cùng với họ, với mục tiêu là chế tạo được một chiếc máy tính sinh học hoàn chỉnh.

Tiến Tùng

Chủ đề khác