VnReview
Hà Nội

Mất 6 giờ ở ngoài không gian để ngăn rò amoniac trên ISS

Sáng nay (ngày 11/5, theo giờ Mỹ), đội phi hành gia Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ bước ra ngoài không gian để sửa lỗi rò rỉ amoniac mới bị phát hiện hôm thứ Năm vừa qua.

ISSCNN dẫn lời các quan chức Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng vụ rò rỉ amoniac này không nguy hiểm. Amoniac được sử dụng để làm mát hệ thống 8 kênh năng lượng của Trạm ISS. Vụ rò rỉ này buộc NASA phải ngưng lại một kênh. NASA cho biết 7 kênh còn lại có thể cáng đáng được việc cung cấp năng lượng cho Trạm nhưng lý tưởng là các phi hành gia có khả năng phát hiện và ngăn chặn rò rỉ. Điều đó có nghĩa các phi hành gia phải bước ra ngoài không gian mà dự kiến là kéo dàimất khoảng 6 giờ đồng hồ.

Chỗ rò rỉ có thể nhìn thấy rõ qua các mảnh vụn nhỏ màu trắng trôi bồng bềnh khỏi cấu trúc P6 của Trạm. Đó cũng là nơi hai phi hành gia Chris Cassidy và Tom Marshburn sẽ tập trung nỗ lực xử lý trong quãng thời gian bước ra ngoài không gian. NASA muốn sớm hay muộn cũng phải giải quyết xong sự cố này bởi khi amoniac cạn kiện, số mảnh vụ nhỏ màu trắng ít đi, có nghĩa là sẽ khó tìm thấy điểm rò rỉ phát ra từ đâu.

Tuy nhiên, nhóm phi hành gia ISS dường như chẳng bận tâm lắm đến sự cố này.

"Một ngày thật buồn cười! Dạng sự cố này là những gì các phi hành gia được huấn luyện trong nhiều năm. Một phi hành đoàn bận rộn, hạnh phúc đang làm việc chăm chỉ, yêu đời trong không gian", Tư lệnh ISS, ông Chris Hadfield đăng trên Twitter như vậy.

Hai phi hành gia Cassidy và Marshburn đã không thực hiện bước ra không gian kể từ năm 2009. "Bỗng nhiên bận rộn! Rò rỉ amoniac bên ngoài trạm có nghĩa là tôi và Cassidy sẽ bước ra ngoài không gian để xử lý nó", ông Marshburn khoe trên tài khoản Twitter như vậy.

Trạm không gian quốc tế đã bị rò rỉ hồi năm ngoái, nhưng không rõ liệu vụ rò rỉ lần này có cùng nguồn gốc hay không.

Trạm vũ trụ Quốc tế là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trên quỹ đạo cận Trái Đất, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). Có thông tin cho rằng, Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với dự án, đặc biệt nếu họ được phép hợp tác với RKA, tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa được mời tham gia.

Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần Mặt Đất (còn gọi là Quỹ đạo LEO - Low Earth Orbit), độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các tấm pin mặt trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ Mặt Đất.

ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày.

Hải Ninh

Chủ đề khác