VnReview
Hà Nội

Làm thế nào để hủy vũ khí hóa học tại Syria?

Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố cần 1 năm để giải trừ kho vũ khí hóa học chính phủ nước này đang kiểm soát với số tiền khoảng 1 tỷ USD. Vấn đề hiện đang được quan tâm là làm thế nào để phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria?

1

Cảnh tượng tang tóc tại Syria sau vụ tấn công hóa học

Các quan sát viên của Liên Hợp Quốc đã kết luận sarin là chất độc hóa học được sử dụng làm vũ khí tại Damascus tháng trước. Truyền thông phương Tây ước đoán Syria hiện nắm giữ 1.000 tấn vũ khí hóa học.

Sarin là gì?

Sarin là một chất độc thần kinh và có thể coi là loại chất độc nhất, gây chết người nhanh nhất trong tất cả các loại vũ khí hóa học. Sarin là một loại chất lỏng không màu, không mùi, không vị, có màu trong và có thể dễ dàng tan vào không khí.

Loại chất độc này được phát minh tại Đức vào năm 1938 nhằm sử dụng làm thuốc trừ sâu. Sau đó, người ta đã nhanh chóng phát hiện ra sức mạnh hủy diệt của chất kịch độc này. Quân đội Đức không hề sử dụng sarin trong cả 2 cuộc Thế chiến.

Loại chất độc này đã được tổ chức khủng bố Aum Shinrikyo (Nhật) sử dụng 2 lần. Có 8 người thiệt mạng trong vụ khủng bố bằng sarin vào năm 1994 tại Nagano và 13 người thiệt mạng trong vụ khủng bố bằng sarin vào năm 1995 tại nhà ga Tokyo.

Vào ngày 21/8, hàng trăm người tại ngoại ô Damascus đã thiệt mạng do tên lửa chứa sarin. LHQ gọi vụ tấn công này là "một tội ác chiến tranh ghê tởm", song không xác nhận tội ác này do chính phủ hay quân nổi loạn gây ra.

Những bài học về phá hủy vũ khí hóa học

Các quan chức ngoại giao của Mỹ và Nga đã tiến tới thỏa thuận phá hủy toàn bộ các vũ khí hóa học tại Syria trong vòng 9 tháng. Hiện tại, Syria có 1.000 tấn vũ khí hóa học, trong đó chủ yếu là sarin. Mỹ có 31.500 tấn vũ khí hóa học, Nga có 44.000 tấn.

"Tôi biết họ sẽ làm thế nào để hoàn thành mục tiêu đó. Có quá nhiều thứ phải làm để phá hủy vũ khí hóa học", Brian Finley, một chuyên gia vũ khí tại Trung tâm Nghiên cứu Phòng thủ Stimson cho biết.

Hiện tại, chỉ có Nga và Mỹ đã từng có kinh nghiệm phá hủy một lượng lớn vũ khí hóa học. Hai quốc gia này đã từng ký Hiệp ước Vũ khí Hóa học vào năm 1997 với thời hạn phá hủy hầu hết sarin và VX (một loại chất còn độc hơn cả Sarin) là vào ngày 29/4/2012. Tại thời điểm; hiện tại, chương trình này sẽ phải mất thêm nhiều năm để hoàn thành.

Phá hủy các vũ khí hóa học một cách an toàn đòi hỏi xây dựng các nhà máy lớn, phức tạp. Quá trình xây dựng sẽ mất nhiều năm.

Phá hủy các loại bom, đạn pháo chứa khí độc và các loại vũ khí hóa học chứa sarin khác là một thử thách khó khăn hơn rất nhiều. Các quốc gia sẽ phải xây dựng các hệ thống robot nhằm tháo gỡ bom, đạn. Bộ phận chứa khí độc sẽ phải được tiêu hủy tại một cơ sở khác.

q

Nhà máy phá hủy vũ khí hóa học Blue Grass được canh phòng nghiêm ngặt

Tại Blue Grass, một trong số 2 nhà máy phá hủy vũ khí hóa học cuối cùng của Mỹ, một phần trong số 523 tấn khí độc sarin và VX còn sót lại đang chờ được phá hủy. Cơ sở vật chất vẫn chưa xây xong một nửa và sẽ phải đợi tới 2017 mới hoàn thành. Quá trình kiểm thử và thay đổi sẽ mất thêm 3 năm nữa; quá trình phá hủy các vũ khí sẽ chỉ thực sự diễn ra từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành trong 2023.

So với kho vũ khí của Syria, kho vũ khí hóa học tại Blue Grass là một thử thách quá dễ dàng. Khối lượng vũ khí hóa học tại Blue Grass chỉ bằng một nửa số vũ khí hóa học tại Syria và cũng được tập trung chứ không bị rải rác trên một vùng lãnh thổ đang bị chiến tranh tàn phá.

Mỹ và Nga đang thỏa thuận mang vũ khí hóa học ra ngoài Syria để phá hủy, song điều này có vẻ là bất khả thi. "Các chất hóa học quá bất ổn để có thể được di chuyển trên bất kì quãng đường nào, ngoại trừ trong điều kiện ổn định nhất", Finlay khẳng định.

Các công nghệ có thể được sử dụng để phá hủy khí sarin

Các quốc gia không được quyền đem khí độc thả xuống biển, giống như cách Libya đã từng dùng để giải quyết vấn đề khí hơi cay. Hiện tại, có 2 cách phá hủy sarin và VX có thể được coi là thực tế và chấp nhận được theo Hiệp ước Vũ khí Hóa học:

- 1: Đốt khí độc

Mỹ đã bắt đầu quá trình phá hủy vũ khí hóa học từ năm 1990 và đã phát triển nhiều kỹ thuật hủy vũ khí hóa học bằng phương pháp thiêu đốt. Đây là biện pháp phá hủy vũ khí hóa học chính của Mỹ.

Các loại độc chất sẽ được đốt trong nhiệt độ cực lớn. Các loại độc chất này cần được dỡ khỏi từng viên đạn pháo, từng quả rocket và sau đó được tập trung vào các lò đốt lớn bằng kim loại, bên cạnh các vật liệu đã bị nhiễm sarin như các mảnh vụn gỗ, sợi thủy tinh... Các loại chất nổ cần được tách rời trước khi đưa vào lò đốt, vốn được thiết kế để có thể chịu các vụ nổ mạnh.

Hàng nghìn kg ga được các bình đốt thải ra sau đó sẽ được đưa qua nhiều bộ lọc và thải vào không khí thông qua các ống khói cao.

4

- 2: Thủy phân

Đây là chu trình được Nga và 4 bang cấm đốt vũ khí hóa học tại Mỹ sử dụng.

Phương pháp này yêu cầu dỡ syrin và các độc chất khác khỏi các loại đạn, tên lửa chứa vũ khí hóa học. Độc chất dạng lỏng sẽ được đưa vào một bình chứa cùng với nước nóng hoặc một loại hóa chất có tính kiềm như natri hydroxit (hoặc cả 2). Phản ứng hóa học sẽ phá hủy độc tố của syrin, sau đó chất thải sẽ được xử lý qua giai đoạn thứ 2 sử dụng bình đốt hoặc một quá trình phân hủy sinh học.

Các bộ phận kim loại của vũ khí hóa học sẽ được xử lý trong lò đốt làm bằng kim loại.

Kinh nghiệm của Canada

e

Sau vụ tấn công 11/9 vào Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) của Mỹ, Hội nghị Thượng đỉnh G8 năm 2002 tại Alberta, Canada đã quyết định ra Hiệp ước Liên minh Toàn cầu Chống lại Các vũ khí và Vật liệu Hủy diệt hàng loạt. Mục đích của Liên minh này là phá hủy các vũ khí còn sót lại từ thời Xô-viết cũ.

Một trong những yêu cầu của Liên minh này là xây dựng một nhà máy phá hủy vũ khí tại Siberia. Vấn đề của kế hoạch này là các quốc gia thành viên lúc đó chưa tìm ra được cách vận chuyển các bình chứa vũ khí hóa học (vốn rất bất ổn) tới các nhà máy thủy phân và các lò đốt cách xa 20km trên địa hình lồi lõm.

Ngay cả tại các nhà máy robot tại Mỹ, các loại vũ khí hóa học cũng chỉ được vận chuyển trên băng chuyền với tốc độ khoảng 3 – 4 km/giờ. Việc vận chuyển vũ khí hóa học tại Siberia sẽ là quá nguy hiểm. Canada đã đề xuất xây dựng một hệ thống đường ray có thể vận chuyển an toàn 1,9 đầu đạn hóa học tới nơi phá hủy. Tổng kinh phí là 33 triệu USD.

"Đó là một câu chuyện thành công thực sự của Canada", Finley khẳng định. "Nhiệm vụ phá hủy vũ khí đó đã liên tục bị đẩy lùi vì các vấn đề mâu thuẫn và kỹ thuật, cho tới khi Canada tham gia".

Việt Dũng

Theo Globe And Mail

Chủ đề khác